Tổ chức Y tế Thế giới mới đây vừa cảnh báo rằng loại virus đột biến này sắp lây lan trên toàn thế giới! Một số người đã tiêm phòng và bị nhiễm bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng loại virus đột biến này sắp lây lan trên toàn thế giới! Một số người đi Theo thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày 13 tháng 7, một báo cáo toàn diện đăng tải dựa trên tình hình virus Covid-19 đột biến lây lan khắp thế giới, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đưa ra cảnh báo vào ngày 12/7, nói rằng virus đột biến Delta, đã lây lan đến 104 quốc gia và đang có xu hướng càn quét qua nhiều nước hơn nữa trên thế giới, và đại dịch Covid-19 toàn cầu một lần nữa phải đối mặt với tình hình nghiêm trọng.
Các nhà khoa học của WHO cũng phát hiện trường hợp nhiễm virus Delta cũng xuất hiện ở những người đã được tiêm phòng đầy đủ, tuy nhiên các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng sau khi tiêm vắc xin không có gì đảm bảo rằng họ sẽ không bị nhiễm bệnh, nhưng nó có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong sau khi nhiễm bệnh.
1, Lời cảnh báo dữ dội về virus đột biến Delta: Sắp lây lan trên toàn thế giới
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết vào ngày 12/7 rằng, "Loại virus mới đột biến Delta hiện đã lây lan sang hơn 104 quốc gia. Chúng tôi dự đoán rằng loại virus đột biến này sẽ sớm trở thành chủng virus phổ biến nhất trên thế giới... Toàn cầu có thể đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe ở mức ngày càng trở nên tồi tệ, và các mối đe dọa đối với cuộc sống, sinh kế và sự phục hồi kinh tế nói chung đang gia tăng".
Ông Tedros cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ ở Geneva, "Tuần trước, số trường hợp được xác nhận mắc Covid-19 trên thế giới đã tăng trong 4 tuần liên tiếp… Sau 10 tuần giảm liên tiếp, số người chết trên toàn cầu cũng tăng trở lại vào tuần trước. Trên khắp thế giới đã có báo cáo rằng nhiều bệnh viện gần đầy kín chỗ. Virus đột biến Delta đang quét khắp thế giới một cách mạnh mẽ sẽ kéo theo một làn sóng mới về ca bệnh và tử vong mới".
Tuy nhiên, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng chỉ ra rằng trước sự đe dọa của virus đột biến, các quốc gia và nhóm có tỷ lệ tiêm chủng khác nhau đang phải đối mặt với những tình huống rất khác nhau, và khoảng cách giữa chúng ngày càng mở rộng.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, "Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 thấp. Delta và các loại virus đột biến dễ lây lan khác đang dẫn đến các trường hợp nguy hiểm thảm khốc, tình trạng nhập viện và tử vong gia tăng.
Ngay cả khi trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, các quốc gia đã áp dụng thành công các biện pháp y tế và chống dịch thì nay đã phải đối mặt với một đợt bùng phát kinh hoàng ", và nhiều quốc gia có thu nhập thấp cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ, ôxy và thuốc điều trị.
2, Hãy cảnh giác với các trường hợp nhiễm virus Delta trong nhóm những người đã được tiêm chủng đầy đủ
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng chỉ ra rằng "Virus Delta đang lây lan nhanh chóng ở các quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin cao, đặc biệt là lây nhiễm cho các nhóm dễ bị tổn thương và không được bảo vệ, và tiếp tục gia tăng gánh nặng cho hệ thống y tế."
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhắc nhở các quốc gia này rằng, khi nới lỏng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng chống dịch, chúng ta phải xem xét đầy đủ khả năng đáp ứng của hệ thống y tế.
Ngoài ra, điều đáng chú ý là bà Sumia Swaminatan, nhà khoa học chính của Tổ chức Y tế Thế giới, ngày 12/6 cho biết trong số những người được tiêm chủng đầy đủ cũng đã có trường hợp bị nhiễm virus Delta đột biến, nhưng đều là bệnh nhẹ và không cần nhập viện.
Các báo cáo nghiên cứu về bệnh tật, nhập viện và tử vong của những người được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng cho thấy tỷ lệ nhập viện của những người chưa được tiêm chủng cao hơn. Tình trạng này là rõ ràng ở Hoa Kỳ, nơi tỷ lệ nhập viện đang tăng cao ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn.
Bà Swaminatan chỉ ra rằng sau khi tiêm phòng, không thể đảm bảo 100% rằng bạn sẽ không bị nhiễm bệnh, nhưng nó có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong sau khi nhiễm bệnh.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cho biết, "Dữ liệu hiện có cho thấy vắc xin Covid-19 có thể cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài và bền vững chống lại bệnh tật nặng và tử vong. Do đó, trọng tâm hiện tại phải là tiêm chủng cho những người chưa được bảo vệ".
3, Muốn dập dịch, điều quan trọng hơn phải cung cấp vắc xin cho các nhóm thu nhập thấp
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng nói rằng, công tác chống dịch toàn cầu hiện nay giống như ứng phó với cháy rừng. "Hãy nhắm vòi nước phun thẳng vào một số khu vực trọng tâm xảy ra hỏa hoạn. Hoặc có thể làm giảm bớt đám cháy ở những khu vực này, nhưng chỉ cần có nơi vẫn còn khói hay một chút tia lửa thì cuối cùng nó sẽ làm cho ngọn lửa bùng cháy trở lại".
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, để có thể dập tắt "ngọn lửa đại dịch", cộng đồng quốc tế cần cung cấp sự bảo vệ cho những người cao tuổi, những nhóm người dễ bị tổn thương, và các nhân viên y tế là những người "cứu hỏa". Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia còn chưa có vắc xin để tiêm ưu tiên cho những người "cứu hỏa" là nhân viên y tế và những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, thì một số quốc gia và khu vực khác lại đang đặt hàng triệu mũi tiêm nhắc lại.
Điều này giống như chúng ta đang cố tình chọn không bảo vệ những người cần vắc xin nhất, và không bảo vệ nhân viên cứu hỏa của chúng ta".
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói, "Chúng tôi cần các công ty như Moderna và Pfizer, không phải ưu tiên dự trữ vắc xin và cung cấp liều tiêm bổ sung cho các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao, mà phải nỗ lực hết mình để cung cấp 'cơ chế mua lại vắc xin mới nhất', cho tổ chức Lực lượng Đặc nhiệm Tiếp cận Vắc xin Châu Phi và việc cung cấp vắc xin ở các nước thu nhập thấp và trung bình thấp".
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng nói: "Đừng nói gì đến việc hoàn thành việc tiêm chủng cho các nước thu nhập thấp vào năm 2023 và 2024. Không còn thời gian để thư giãn và hít thở. Chúng tôi hy vọng sẽ thấy thế giới tiếp tục tiến bộ và phát triển, hành động nhanh chóng và mở rộng việc cấp cứu người bệnh, cung cấp và chia sẻ dụng cụ y tế".
Thông báo tổ chức tọa đàm trực tuyến THÍ ĐIỂM CÁCH LY F0 VÀ F1 TẠI NHÀ: LÀM GÌ ĐỂ AN TOÀN? Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, vào ngày 13/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Bộ Y tế sẽ sớm ban hành hướng dẫn về việc thí điểm cách ly và điều trị F0 tại nhà ở TP HCM. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là 1 bước tiến trong công cuộc chống dịch của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung, giải quyết tình trạng quá tải của hệ thống y tế, hứa hẹn đem lại hiệu quả trong công tác chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, cả phía cơ quan quản lý và người dân còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ để đạt được hiệu quả của việc cách ly F0, F1 tại nhà nhưng vẫn đảm bảo được việc theo dõi, điều trị cho người dân. Buổi tọa đàm trực tuyến "THÍ ĐIỂM CÁCH LY F0 VÀ F1 TẠI NHÀ: LÀM GÌ ĐỂ AN TOÀN?" do Soha.vn tổ chức với mục đích giúp người dân hiểu được ý nghĩa, hiệu quả của việc cách ly F0, F1 tại nhà, những việc cần làm để tránh lây nhiễm cho người thân cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia: 1. BSCKII Nguyễn Hồng Hà, Nguyên phó giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam. 2. Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, Đại học Sydney. 3. TS.BS. Đỗ Thiện Hải, Trưởng Khoa Nội tổng quát (Truyền nhiễm), Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tọa đàm diễn ra vào 14h30 thứ 6 ngày 16/7/2021 trên page và web Soha.vn. Mời quý độc giả đón xem! Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về thí điểm cách ly F0 và F1 tại nhà, ngay bây giờ quý vị có thể gửi câu hỏi về địa chỉ email: songkhoe@soha.vn. Chúng tôi sẽ tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu nhất để gửi tới các chuyên gia trong buổi tọa đàm. |
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/who-the-gioi-dang-doi-mat-voi-tinh-hinh-nghiem-trong-3-dieu-can-lam-nhanh-nhu-cuu-hoa-161211507120512926.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.