Dạy con làm 4 việc này, bé sẽ biết quí trọng đồng tiền hơn bao giờ hết

Trẻ con không hiểu lý thuyết suông, thế nên, thay vì nói với con tầm quan trọng của tiền bạc thì hãy chỉ cho con cách để quản lý và sử dụng chúng.

Sự thật là nếu bạn cứ ra rả nói với con rằng: phải biết tiết kiệm tiền, phải sử dụng tiền đúng mục đích, phải…, phải…., phải…, chúng sẽ không hiểu đâu. Thế nên, cách dạy con về giá trị của đồng tiền không ngoan nhất là qua các trò chơi, các hoạt động thường ngày. Như thế, chẳng cần nói hay giải thích nhiều, bé vẫn biết nâng niu những đồng tiền có được

Dưới đây là một số hoạt động thú vị mà bạn có thể sử dụng để dạy con về tiền bạc.

1. Hãy cho đi

[​IMG]

Thói quen chi tiêu quan trọng nhất đó chính là việc cho đi thay vì nhận lại. Chẳng hạn, bạn có thể cho con một ít tiền và nói rằng con hãy sử dụng số tiền đó để làm từ thiện – một khái niệm mà một đứa trẻ 4 tuổi hoàn toàn hiểu được.

Hãy bắt đầu nói với con về việc tại sao tất cả chúng ta đều cần cho đi và chỉ một vài nghìn thôi cũng đã mang lại sự thay đổi tích cực cho ai đó như thế nào. Sau đó, hãy để con được tận mắt nhìn thấy niềm vui của của những người nhận được sự giúp đỡ đó, con sẽ hiểu đồng tiền nếu sử dụng đúng mục đích sẽ có hiệu quả như thế nào.

2. Hiệu ứng cánh bướm 

[​IMG]

Trong tất cả những kỹ năng tiền bạc quan trọng nhất mà bạn có thể dạy cho trẻ 4 và 5 tuổi thì “trì hoãn phần thưởng” là cốt lõi. Đây là chìa khóa để khi trưởng thành, con sẽ biết tiêu xài, tiết kiệm và đầu tư dài hạn một cách thông minh nhất.

Để vận dụng hiệu ứng cánh bướm trong việc dạy con về tiền, bạn cần chuẩn bị một bộ đồ chơi khoa học về sự hình thành của bướm. Tiếp theo, lập một kế hoạch nhỏ như phải chờ một tháng để sâu bướm trở thành con nhộng và sau đó có thể vỗ cánh bay đi trong hình hài là một chú bướm – một điều kỳ diệu với trẻ ở độ tuổi này.

Cùng với đó, hãy để con tiến hành một số nhiệm vụ đơn giản như dự trữ thực phẩm tươi cho sâu bướm, đảm bảo nơi ở của nó đủ độ ẩm và dọn sạch phân ấu trùng. Cứ mỗi giai đoạn thoát xác thành công, hãy thống nhất với con là bỏ một số tiền vào lọ, để con được chứng kiến số tiền tiết kiệm của mình lớn dần lên cùng với chú bướm xinh đẹp.

3. Trò chơi làm bánh

[​IMG]

Cách tạo động lực học hỏi tốt cho trẻ em đó là sử dụng món tráng miệng. Hoạt động này dạy các trẻ từ 6 tuổi trở lên cách thiết lập và vận hành một ngân quỹ.

Trước hết, hãy ghé vào một tiệm bánh và hỏi giá một chiếc bánh – bất kể loại nào cũng được, miễn là con thèm thuồng. Tiếp theo, đặt câu hỏi với con rằng liệu con có thể làm một chiếc bánh như vậy với ít tiền hơn?

Sau đó, hãy cùng con đi mua nguyên liệu và hỏi giá từng loại. Nếu tổng chi phí thấp hơn mức giá bán bánh ở tiệm, hãy bắt tay vào chế biến. Nếu không, bạn sẽ phải áp dụng chiến thuật so sánh và lựa chọn: liệu con có thể tìm ra nơi bán vani rẻ hơn cho tới khi tìm ra được cách với chi phí rẻ hơn.

4. Tiết kiệm lấy lãi

[​IMG]

Bạn có thể bắt đầu bằng việc cho con 1 nghìn đồng. Mỗi ngày sau đó, trả cho con tiền lãi tương đương với số tiền đã có: vào ngày thứ 2, cho con thêm 1 nghìn đồng, như vậy, con có 2 nghìn đồng. Dừng lại ở ngày thứ 10, lúc đó, hãy cho con thấy số tiền 1 nghìn đồng đã “lớn dần ra” một cách đáng kinh ngạc.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang