Trẻ nói và hỏi quá nhiều: hiếu kì hay tăng động?

Khi trẻ đặt nhiều câu hỏi nghĩa là trẻ muốn khám phá về thế giới xung quanh. Nhưng nhiều bà mẹ cũng phải thú nhận rằng, họ đã có lần rất mệt mỏi khi nghe con hỏi và nói liên tục một vấn đề nào đó. Lâu ngày điều này lại khiến họ lo lắng, không biết con mình như thế là thông minh hay là tăng động nữa.

Mẹ ơi, tại sao….?

Bé chạy bị trượt chân thì hỏi mẹ: “Tại sao con ngã”. Mẹ trả lời: “Do con chạy nhanh rồi dẫm vào vũng nước thôi”. Bé hỏi tiếp: “Tại sao nước làm con té? Mẹ có đánh đòn nước không?”. Lần khác khi bà nội lên chơi, bé hỏi: “Tại sao mặt bà nhăn nheo hả mẹ?”. Mẹ giải thích: “Vì bà già rồi.” “Sao mặt mẹ không nhăn như mặt bà?”…

Cứ thế, bé tiếp tục hỏi đến khi nào không còn gì để nói nữa hoặc bị mẹ lờ đi mới thôi. Đó là trường hợp của bé Minh Huy, 6 tuổi, hiện đang sinh sống ở Hà Nội.

Chị Vi, mẹ của Minh Huy chia sẻ, không chỉ ở nhà mà ở trường con trai chị cũng hỏi rất nhiều. Mặc dù biết độ tuổi này bé đang tìm hiểu thế giới nhưng nhiều khi chị Vi cũng phát mệt với những câu hỏi bất tận của con. Có lần con hỏi những câu cứng họng, chị không biết nói sao đành phớt lờ nhưng con trai cứ nhất quyết hỏi cho đến khi mẹ trả lời mới thôi. 

Không chỉ chị mà chồng chị cũng gặp stress với cậu con trai 6 tuổi. Nhiều hôm quá mệt mỏi, chị cũng thắc mắc, không biết con mình là đứa trẻ tò mò, thích khám phá hay đứa trẻ bị bệnh tăng động nữa? Hay cho con đi khám bác sĩ tâm lý xem sao.

Ý kiến chuyên gia: Bé hỏi nhiều thông minh hơn mẹ nghĩ

Các chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng, sự khác biệt giữa trẻ có tính hiếu kì, có trí tuệ thông minh và trẻ mắc chứng tăng động nằm ở sự thiếu tổ chức, vô kỷ luật, không rõ đúng sai chứ không nằm ở việc trẻ hỏi nhiều.

Ở thế hệ phụ huynh ngày trước, đa số trẻ nhỏ chỉ biết ngồi im như thóc, khoanh tay trước bàn, không cựa quậy trong giờ học. Như thế mới là bé ngoan. Nhưng thói quen thụ động ấy đã khiến nhiều người rất vất vả trong những ngày đầu tiên tự lập. Họ không có chính kiến, không dám nói lên những điều mình suy nghĩ.

Với những bé chủ động hỏi thì người lớn cần mừng vì trẻ có tố chất thông minh và ham khám phá. Khi bé hỏi tức là bé đang muốn tìm hiểu những sự liên kết, so sánh. Chính sự tò mò đã thúc đẩy trẻ nhìn, lắng nghe, khám phá và học hỏi. 

Tất cả những câu hỏi đó rất tốt vì đó là cách kích thích não bộ và tư duy của bé phát triển. Ví dụ như khi mẹ cho bé xem cầu vồng, bé sẽ hỏi tại sao lại có cầu vồng? Tại sao sau cơn mưa mới có cầu vồng? Vì thế chúng tích lũy kiến thức tốt hơn những trẻ em ít nói, ít hỏi.

Lịch sử cũng đã ghi nhận những thiên tài như Leona De Vinci, Newton, Edison, Einstein… đều là những cậu bé ưa thắc mắc về thế giới quanh mình khi còn nhỏ.

Ngoài ra, việc luôn sẵn sàng trò chuyện và hỏi nhiều người xung quanh cũng thường được coi là một đặc điểm tích cực. Những trẻ nói nhiều thường thông minh hơn và có nhiều khả năng thành công hơn khi chúng trưởng thành. Lý do là bởi, trẻ nói nhiều, hỏi nhiều có khả năng trò chuyện tốt hơn, suy nghĩ nhanh hơn, hài hước hơn, có nhiều kiến thức hơn và sống tích cực hơn.

Mỗi khi thấy con đặt ra câu hỏi thì bố mẹ không nên bỏ lỡ cơ hội nắm bắt được trẻ đang nghĩ gì và cảm nhận như thế nào. Khi đó, cha mẹ nên kiên nhẫn, bình tĩnh giải thích cho con hiểu dù chúng hỏi đi hỏi lại thêm nhiều lần nữa. 

Thỉnh thoảng, khi con hỏi, bố mẹ cũng không cần trả lời ngay mà hãy đặt ngược lại cho con một câu hỏi như: “Theo con thì câu trả lời là gì?” hoặc “Theo con tại sao như vậy?” để kích thích tư duy của trẻ.  

Tất cả những câu hỏi đó rất tốt vì đó là cách kích thích não bộ và tư duy của bé phát triển. Ví dụ như khi mẹ cho bé xem cầu vồng, bé sẽ hỏi tại sao lại có cầu vồng? Tại sao sau cơn mưa mới có cầu vồng? Vì thế chúng tích lũy kiến thức tốt hơn những trẻ em ít nói, ít hỏi.

Lịch sử cũng đã ghi nhận những thiên tài như Leona De Vinci, Newton, Edison, Einstein… đều là những cậu bé ưa thắc mắc về thế giới quanh mình khi còn nhỏ.

Ngoài ra, việc luôn sẵn sàng trò chuyện và hỏi nhiều người xung quanh cũng thường được coi là một đặc điểm tích cực. Những trẻ nói nhiều thường thông minh hơn và có nhiều khả năng thành công hơn khi chúng trưởng thành. Lý do là bởi, trẻ nói nhiều, hỏi nhiều có khả năng trò chuyện tốt hơn, suy nghĩ nhanh hơn, hài hước hơn, có nhiều kiến thức hơn và sống tích cực hơn.

Mỗi khi thấy con đặt ra câu hỏi thì bố mẹ không nên bỏ lỡ cơ hội nắm bắt được trẻ đang nghĩ gì và cảm nhận như thế nào. Khi đó, cha mẹ nên kiên nhẫn, bình tĩnh giải thích cho con hiểu dù chúng hỏi đi hỏi lại thêm nhiều lần nữa. 

Thỉnh thoảng, khi con hỏi, bố mẹ cũng không cần trả lời ngay mà hãy đặt ngược lại cho con một câu hỏi như: “Theo con thì câu trả lời là gì?” hoặc “Theo con tại sao như vậy?” để kích thích tư duy của trẻ.  

Hội thảo: “TRẺ THÔNG MINH THƯỜNG ĐẶT NHIỀU CÂU HỎI” do Diễn đàn Lamchame.com và Abbott tổ chức sẽ diễn ra từ 9g đến 11g30 sáng ngày 26-11, tại KS Daewoo, 360 Kim Mã, Hà Nội.

Tại hội thảo, các chuyên gia Lê Bạch Mai, Đỗ Thúy Lan và các hot mom sẽ cùng bố mẹ trao đổi về cách kích thích tư duy của trẻ và giải đáp những câu hỏi của con.

200 bố mẹ đăng ký sớm nhất sẽ được nhận 1 vali du lịch xinh xắn cho bé tại buổi hội thảo.

   Link đăng ký: https://goo.gl/forms/qpv1Jngkt5Q7Ml7L2

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang