Mùa đông có thể khiến mọi người dễ bị ốm hơn và làm khởi phát các bệnh do lối sống lười vận động. Thói quen ít vận động có thể dẫn đến mức cholesterol dao động gây ra các bệnh như tiểu đường, bệnh tim,... Hơn nữa, mùa đông cũng có thể khiến bạn ăn quá nhiều. Thực phẩm phong phú và dồi dào trong những ngày lễ kết hợp với xu hướng tự nhiên chỉ muốn ăn “nhiều hơn một chút” khiến nhiều người tăng cân.
Sau đây là một số điều bạn có thể làm để duy trì sức khỏe và giữ vóc dáng cân đối dù thời tiết lạnh:
Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất là một thói quen quan trọng để giữ cơ thể khỏe mạnh trong suốt mùa đông. Thói quen Yoga hàng ngày hoặc bất kỳ hình thức hoạt động thể chất khác sẽ giúp giữ ấm và tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện khả năng phòng thủ chống lại các bệnh theo mùa như cúm và cảm lạnh. Nếu bạn mắc một số bệnh nhất định, chẳng hạn như hen suyễn, các vấn đề về tim hoặc hội chứng Raynaud, trước tiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét bất kỳ biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào bạn cần, dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Tiêu thụ chế độ ăn uống cân bằng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các loại đậu, các loại hạt, thảo mộc và gia vị cũng như nhiều trái cây tươi và rau củ là điều cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúng ta cũng có thể hấp thụ tối ưu các loại thực phẩm giàu Vitamin C, vì nó giúp tăng cường miễn dịch và giữ cho cơ thể của bạn cân đối. Hơn nữa, tránh ăn những món ăn khoái khẩu mùa đông có hàm lượng calo cao.
Quản lý căng thẳng
Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy nghỉ ngơi và làm điều gì đó giúp tâm trí của bạn thư giãn. Điều này tạo cơ hội cho hệ thống phản ứng căng thẳng của bạn được nghỉ ngơi.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Trong mùa đông, mọi người thích sống ấm cúng và ở trong nhà, tạo điều kiện cho việc lây truyền bệnh nhanh chóng và dễ dàng. Hơn nữa, sương mù và ít ánh sáng mặt trời giúp vi khuẩn phát triển. Vì vậy, khám sức khỏe vào mùa đông rất quan trọng như một bước để phòng bệnh.
Theo dõi sức khỏe của bạn
Hãy theo dõi huyết áp, nhịp tim và lượng đường trong máu của bạn cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp xuất hiện các biến động lớn.
Không hút thuốc và hạn chế uống rượu
Nên tránh hút thuốc và uống rượu quá mức. Rượu có tác dụng gây độc cho cơ tim, có thể dẫn đến rung nhĩ. Trong khi đó, hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về tim, bệnh về đường hô hấp và gây ra huyết áp cao.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp tái tạo và ổn định năng lượng cho cơ thể. Theo dữ liệu được công bố bởi Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI), một người nên ngủ ít nhất 7 - 8 giờ mỗi ngày để tối ưu hóa cả mức năng lượng tinh thần và thể chất. Nếu bạn bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ - chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, thì nên đi khám ngay vì nó có liên quan đến bệnh tim và rối loạn nhịp tim.
Mặc quần áo phù hợp với thời tiết
Mọi người nên tránh ra khỏi nhà với trang phục nửa kín nửa hở. Che chắn bản thân bằng cách mặc nhiều lớp quần áo, đặc biệt là áo khoác, mũ, găng tay, khăn và tất để tránh hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể thấp).
Tránh ra ngoài trời khi không cần thiết
Mọi người nên cố gắng tránh ở ngoài trời trong thời gian dài càng nhiều càng tốt. Ở trong nhà sẽ giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và giữ ấm.
Thường xuyên rửa tay
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước để tránh các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng cảm cúm nào đáng chú ý như sốt, ho hoặc đau nhức cơ thể, cần thực hiện ngay các bước tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm phòng cúm hoặc thuốc kháng virus./.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.