2 nguyên tắc giao tiếp mà mẹ Do Thái dạy con khi ra đường

Người Do Thái đã giáo dục con cái họ như thế nào để xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt?

Nhà giáo dục nổi tiếng người Do Thái Joseph cho rằng: "Những đứa trẻ có tính cách giao tiếp không giống nhau sẽ có khả năng nắm bắt những cơ hội khác nhau trong tương lai". Với người Do Thái kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sinh tồn, sự phát triển cá tính, chỉ số hạnh phúc và quá trình thực hiện lý tưởng của một con người.

Không bao giờ nghĩ con còn quá nhỏ 

Sai lầm của nhiều cha mẹ là nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ chưa cần thiết đưa ra yêu cầu với nó về cách giao tiếp, cư xử đúng đắn bởi chờ đến khi trẻ đã hình thành độ lỳ trong tính cách thì lúc đó đã quá muộn để sửa chữa. Nền tảng của việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ là cha mẹ cần phải hiểu tính cách giao tiếp của con mình, có như vậy họ mới có thể giúp chúng nắm bắt được những cơ hội tốt và phù hơp.

Gia đình và nhà trường cùng kết hợp giáo dục trẻ

Nhà trường khuyến khích học sinh đi quyên góp tiền ở những cửa hàng trong khu vực lân cận. Mỗi học sinh phải tự đưa ra những phương án thuyết phục người khác để họ đồng ý quyên góp. Điều này giúp các em khắc phục được tính rụt rè, nhút nhát, mạnh dạn giới thiệu với mọi người tên mình, tên trường học, mục đích quyên góp là gì,... Cuối cùng nhà trường sẽ tổng kết hoạt động và đánh giá cho điểm. 


Ứng xử thân thiện giúp trẻ dễ hòa nhập với cộng đồng

Tăng cường giao tiếp xã hội, tránh hành vi tiêu cực

Cha mẹ cần thường xuyên giảng giải cho con trẻ hiểu, chúng nên nói gì, biểu lộ tình cảm và động tác như thế nào khi tham gia vui chơi cùng người khác, cách ứng xử thân thiện với bạn bè, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với bạn như thế nào, quan tâm, giúp đỡ và cảm thông với bạn ra sao.
Chú ý dành nhiều lời khen cho những "hành vi tốt" của con phù hợp với chuẩn mực xã hội như, hành vi chia sẻ và hợp tác, nhưng tuyệt đối không ủng hộ trẻ khi chúng có những "hành vi không tốt" như thích công kích, chơi một mình, không coi ai ra gì. 

Hai nguyên tắc giáo dục của người Do Thái:
•    Lắng nghe lời đối phương nói với thời gian nhiều hơn gấp đôi thời gian mình nói.
•    Phải đưa ra nhiều câu hỏi, để trao đổi thông tin và tri thức đồng thời câu hỏi cũng là khởi đầu của mối quan hệ giữa con người với con người.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang