Vào đầu năm nay, bà Lưu, ngoài 70 tuổi ở Trung Quốc, và chồng bà cùng lúc cảm thấy đau bụng và hơi buồn nôn nên đã đến bệnh viện để điều trị. Bệnh viện địa phương ban đầu kiểm tra cặp vợ chồng già cho rằng đó là triệu chứng của thiếu máu và các vấn đề về đường ruột. Sau một thời gian nằm viện theo dõi và điều trị, vợ chồng bà Lưu đã sớm được xuất viện.
Nhưng sau khi về nhà không bao lâu thì triệu chứng của vợ chồng bà lại tái phát. Do đó, 2 người cùng nhau đến Hàng Châu để chữa bệnh.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ phát hiện nồng độ chì trong máu của hai vợ chồng vượt tiêu chuẩn nghiêm trọng, vượt quá 500microgam/lít, cao gấp hơn 2.5 lần so với người bình thường (dưới 200 microgam/lít). Lúc này, vợ chồng bà Lưu mới biết mình không phải bị bệnh đường tiêu hóa, mà là nhiễm độc chì!
Nhưng nghe đến đây, vợ chồng bà lại rất bối rối vì ở quê nhà không có công ty gây ô nhiễm nào, hơn nữa họ lại sống rất tối giản và hiếm khi ra ngoài. Tại sao họ lại bị nhiễm độc chì?
Theo các câu hỏi của bác sĩ, bà Lưu cuối cùng cũng nhớ ra rằng bà đã mua một chiếc ấm thiếc cũ vài tháng trước dùng để nấu rượu. Thực tế, chiếc ấm thiếc này có thể dễ dàng giải phóng một lượng lớn các ion chì sau khi đựng đồ uống có cồn, do đó làm ô nhiễm rượu. Dù mỗi lần cho rượu vào chiếc ấm thiếc không nhiều nhưng đôi vợ chồng già lại sử dụng nó trong thời gian dài nên bị nhiễm độc chì theo thời gian.
Nhiễm độc chì khủng khiếp như thế nào?
Đầu tiên, chì sẽ làm tê liệt ruột non nên đặc điểm điển hình nhất của ngộ độc chì là đau bụng. Nếu bạn bị đau quanh rốn, hãy cẩn thận.
Ngoài việc gây hại cho đường ruột, nhiễm độc chì còn có thể gây thiếu máu. Đó là lý do tại sao bệnh viện ở địa phương phát hiện ra các vấn đề về đường ruột và thiếu máu khi khám cho vợ chồng bà Lưu.
Ngoài ra, nhiễm độc chì còn có thể gây tổn thương gan, tan máu và các phản ứng khác. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiễm độc chì thậm chí có thể ảnh hưởng đến hô hấp và vận động của con người, làm tổn thương dây thần kinh và gây ra một loạt các triệu chứng như mất chú ý, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Cơ thể con người khó đào thải chì một cách tự nhiên nên tình trạng nhiễm độc chì rất khó tự lành. Nếu phát hiện mình có các triệu chứng liên quan, bạn phải đến bệnh viện để khám.
Làm thế nào để phòng tránh nhiễm độc chì?
Trên thực tế, rất nhiều đồ vật nhỏ trong cuộc sống đều chứa chì. Nói chung, miễn là bạn tránh xa nguồn ô nhiễm, bạn có thể ngăn ngừa nhiễm độc chì.
Trước hết, đồ dùng bằng hợp kim thiếc - chì không được dùng đựng đồ uống, thực phẩm. Ở nông thôn, vẫn còn nhiều người có nồi thiếc và những thứ tương tự ở nhà, vì vậy bạn phải chú ý khi sử dụng chúng.
Ngoài ra, những tờ tiền vàng mã làm bằng giấy thiếc cũng chứa rất nhiều chì, nếu chẳng may hít phải khí sinh ra sau khi đốt khi đốt chúng, bạn cũng sẽ bị nhiễm độc chì. Do đó, bạn phải cẩn thận.
Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy, Panda Medicine
Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/2-vo-chong-bi-dau-bung-buon-non-do-nhiem-doc-chi-nguyen-nhan-hoa-ra-xuat-phat-tu-chiec-am-thiec-16221040411002429.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.