Trong mùa hè, các ca ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là bởi vi sinh vật rất "ưa" nhiệt độ nóng ẩm, chúng càng sinh sôi nhanh nếu đồ ăn được để lâu... Nếu con người ăn phải những món ăn nhiễm khuẩn, ký sinh trùng thì nguy cơ ngộ độc, tiêu chảy, tổn thương gan, thận sẽ rất lớn.
Vợ chồng ông Chen Misai (60 tuổi, sống tại thành phố Tấn Thành, Trung Quốc) là một trong những bệnh nhân mắc phải sai lầm đó. Vào ngày 5/7/2020, ông Chen và vợ dùng phần cơm nguội để trong tủ vài ngày để chiên cơm. Không ngờ sau bữa ăn, cả hai người đều cảm thấy đau bụng, ban đầu nghĩ là dấu hiệu của bệnh dạ dày nên họ tự uống thuốc bắc ở nhà. Vài tiếng sau, tình trạng đau bụng ngày càng nghiêm trọng đi kèm sốt, tiêu chảy và buồn nôn, hai vợ chồng già lúc này mới được bạn bè đưa vào Bệnh viện huyện Trạch Châu, bác sĩ xác nhận họ đã bị ngộ độc thực phẩm.
Theo bác sĩ Dương Phi (Bệnh viện huyện Trạch Châu) phân tích, trong gạo rất có thể chứa vi khuẩn Bacillus cereus - đây là một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Khi cơm được nấu chín, vi khuẩn này sẽ chết, tuy nhiên nếu gia đình bảo quản cơm nguội trong thời gian dài thì rất dễ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Bác sĩ cho rằng những người ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nặng hơn thì ngộ độc. Cơm nguội chỉ an toàn nếu được nấu chín và để nguội đúng cách trong vòng 24 giờ.
“Trong thời tiết nắng nóng, tốt nhất không nên ăn thức ăn thừa để qua đêm để tránh gây bệnh. Đồng thời, chú ý vệ sinh nhà cửa, không nên để gián, chuột chạm vào thực phẩm", bác sĩ Dương Phi nói.
Ngoài cơm nguội, bác sĩ cũng cảnh báo một số thực phẩm dưới đây không nên để qua đêm.
4 loại thực phẩm không nên để qua đêm mà bác sĩ khuyến cáo
1. Rau xanh
Các loại rau lá xanh đậm như rau cải, mồng tơi... thường có hàm lượng nitrat rất cao. Việc bảo quản rau trong tủ lạnh hay hâm nóng cũng không thể tiêu diệt hết các vi sinh vật và vi khuẩn cũng như hàm lượng nitrite - một chất đã được WHO công nhận là có khả năng gây ung thư.
Tốt nhất nên ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, nhất là vào mùa hè! Đặc biệt rau bina và cần tây có hàm lượng nitrat tương đối cao, nếu không ăn hết thì nên vứt bỏ ngay.
2. Hải sản để qua đêm gây hại gan, thận
Cua, cá, tôm và các loại hải sản càng bảo quản lâu chúng sẽ càng bị mất chất, thậm chí hàm lượng protein dồi dào trong hải sản có thể bị biến chất, có thể làm tổn thương gan, thận cho người ăn. Bác sĩ cảnh báo không được ăn hải sản đã để qua đêm, đồng thời không ăn hải sản đã chết.
3. Trứng lòng đào sẽ rất nguy hiểm nếu để lâu
Trứng giàu chất dinh dưỡng nên đặc biệt dễ nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt, trứng lòng đào nếu được bảo quản không tốt có thể sinh ra vi khuẩn nguy hiểm như E.coli.... gây hại cho đường tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa trong trường hợp nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu trứng được nấu lần đầu tiên và được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp và đậy kín, nhìn chung sẽ không có vấn đề gì khi giữ chúng trong 48 giờ.
4. Salad để qua đêm
Salad đã được trộn cùng rất nhiều gia vị, dễ nhiễm khuẩn trong quá trình sơ chế, nếu bảo quản qua đêm thì dù có để trong tủ lạnh cũng có thể bị biến chất, gây hại đường ruột và ngộ độc.
(Nguồn: Aboluowang, Kknews)
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/2-vo-chong-cung-nhap-vien-do-an-do-thua-de-qua-dem-bac-si-canh-bao-4-mon-cang-de-lau-trong-mua-he-cang-de-gay-hai-noi-tang-222021284174859953.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.