3 cách trả lời câu hỏi “Công việc mơ ước của bạn là gì?”

(lamchame.vn) - “Công việc mơ ước của bạn là gì?” Đây là một câu hỏi khá phổ biến khi đi phỏng vấn. Và đó không phải là câu hỏi để bạn thỏa sức mộng mơ với những thứ xa vời. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được mức độ phù hợp của bạn với công việc mà họ đang cần.

Hãy cùng tham khảo 3 cách trả lời dưới đây để chủ động ứng phó và ghi điểm với nhà tuyển dụng khi kiếm việc tiếng Nhật, tiếng Anh hay bất cứ lĩnh vực nào khác.  

Nói về mơ ước gắn liền với các kỹ năng liên quan

Nói về kỹ năng chính là cách an toàn và hiệu quả khi được hỏi về công việc mơ ước. Có thể bạn sẽ thấy hơi kỳ lạ, nhưng đây chính là những gì mà nhà tuyển dụng mong muốn được nghe nhất.

Công việc mơ ước của bạn gắn liền với các kỹ năng của bạn. Và theo thời gian, bạn luôn không ngừng hoàn thiện các kỹ năng đó để phục vụ công việc tốt hơn. Phân tích giá trị này, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng. Và chắc chắn bạn cũng sẽ ghi điểm thành công.

Ví dụ, bạn có thể trả lời như sau:

“Tôi đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự. Mơ ước nghề nghiệp của tôi là tiếp tục gắn bó và phát triển với công việc của mình. Tôi cũng muốn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích. Và tôi tin rằng tôi sẽ đạt được mục tiêu này nếu được làm việc trong công ty của anh/ chị. Tôi cũng hy vọng việc hoàn thiện các kỹ năng có thể giúp tôi đảm nhiệm được những vai trò lớn hơn trong tương lai. Ví dụ như vị trí trưởng phòng nhân sự. Đó chính là lý do vì sao tôi nộp đơn ứng tuyển công việc này”.

Hãy nói về sở thích của bạn và sự phù hợp của sở thích với công việc ứng tuyển

Công việc cũng đồng thời là sở thích sẽ giúp bạn có động lực đi làm mỗi ngày. Và bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng tỏ ra thích thú, quan tâm đến những ứng viên coi công việc như một niềm đam mê. Vì khi đó, ứng viên có thể đảm bảo chịu được các áp lực công việc, sẵn sàng cống hiến và luôn nỗ lực cho công việc.

Do đó, khi được hỏi về công việc mơ ước của bạn là gì, hãy nói về sở thích của mình. Điều này sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm không hề nhỏ với nhà tuyển dụng.

Ví dụ bạn muốn giúp đỡ nhiều người, nhiều hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy bạn thích thú với hoạt động thiện nguyện của công ty và mong muốn góp một phần sức của mình vào các dự án công ty đang triển khai. Hay như, bạn phỏng vấn vị trí Content Marketing. Hãy trả lời như sau:

“Tôi có niềm đam mê với câu chữ ngay từ nhỏ. Tôi thích thú và say mê với các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ. Sau này, tôi càng thích thú hơn khi có thể dùng câu chữ để chinh phục khách hàng. Và điều này đã khiến tôi mong muốn trở thành một content thật xuất sắc. Tôi tin rằng, sở thích cũng như các kỹ năng, cùng với sự nỗ lực học hỏi không ngừng sẽ giúp tôi sáng tạo nên những nội dung tốt nhất, hỗ trợ doanh nghiệp của anh/chị trong quá trình kinh doanh, mang giá trị thương hiệu đến từng khách hàng.”

Thể hiện mục tiêu công việc và giá trị mà bạn mang lại cho công ty

Đây là cách thứ 3 để bạn thể hiện mơ ước nghề nghiệp của mình. Bạn có thể đề cập đến những giá trị mà bạn sẽ mang lại cho công ty, và điều đó cũng chính là mơ ước, mục tiêu tương lai của bạn. Cũng đừng quên đề cao tầm quan trọng của doanh nghiệp với bạn, khẳng định đó là nơi mà bạn có thể thỏa sức thể hiện năng lực và từng bước đạt được ước mơ nghề nghiệp.

Ví dụ, bạn có thể trả lời như sau:

“Tôi đã chia sẻ với anh/chị về kỹ năng, sở thích của mình. Tôi nghĩ rằng, những gì mà tôi có sẽ mang lại giá trị tốt nhất cho vị trí công việc mà tôi đang ứng tuyển. Tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, và công việc ước mơ chính là trở thành một chuyên gia thực sự trong lĩnh vực của mình. Và ở vị trí này, chính là bước đệm quan trọng để tôi tiến đến ước mơ đó. Tôi rất coi trọng công ty của anh/chị, tin rằng đây là môi trường làm việc có thể thúc đẩy và tác động tích cực đến tôi.”

Xét theo một khía cạnh khác, câu hỏi “Công việc ước mơ của bạn là gì?” cũng tương tự như cách mà nhà tuyển dụng hỏi Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì. Do đó, nếu bạn được hỏi câu hỏi này, hãy trả lời sát thực tế và tập trung vào những gì mà nhà tuyển dụng muốn nghe được từ một ứng viên. Đừng thả hồn mơ mộng và trình bày những ước mơ phi thực tế hay quá phóng đại ước mơ. Điều này sẽ khiến cuộc phỏng vấn “lệch tông” và bạn cũng có thể đánh mất cơ hội của mình. Chúc bạn tự tin và thành công!

 

Pha Lê

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang