Một đứa trẻ lớn lên thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, điều quan trọng nhất là giáo dục gia đình. Vì cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, đồng thời cũng là người có ảnh hưởng lớn nhất đến những đứa trẻ.
Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ nhỏ không phải một sớm một chiều. Có 4 điều sau đây, cha mẹ càng "bao dung" bao nhiêu thì con cái càng ngoan, càng tự tin, EQ cao và khi lớn lên sẽ rất giỏi giang.
1. Không nổi giận và không quát mắng
Nhiều bậc cha mẹ đã mất kiên nhẫn và mất bình tĩnh với con cái. Đối với trẻ nhỏ, khi rơi vào tình huống này chúng sẽ bị hoảng sợ, lâu dần ảnh hưởng đến sự tự tin.
Một phụ huynh chia sẻ rằng cô đã mất kiên nhẫn và quát mắng cậu con trai hơn 3 tuổi. Lúc đó cậu bé sợ hãi không dám nhúc nhích, một lúc sau bật khóc nức nở. Đối với các bậc cha mẹ có con đang đi học, tình trạng này càng xảy ra phổ biến hơn. Có những bậc phụ huynh trong lúc dạy con đã không kìm được mà nổi cơn thịnh nộ.
Điều này là do các bé học lớp 1 và lớp 2 đang trong giai đoạn phát triển thói quen học tập. Bước vào cấp 1, trẻ buộc làm bài tập, dễ chán nản và dễ phụ thuộc vào cha mẹ, quá trình này sẽ khiến cha mẹ cảm thấy bất lực.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Thực tế, khi cha mẹ la mắng, mất bình tĩnh như vậy, trẻ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tính khí sau này hình thành theo hướng xấu đi, dễ nổi cáu và nóng nảy.
Vì tâm trạng, tính khí không tốt của cha mẹ ảnh hưởng đến con, ngược lại trẻ sẽ học những điều này và tạo thành một vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Nếu phụ huynh có thể cùng con hình thành trước một số quy tắc kiềm chế cảm xúc của bản thân thì sẽ giúp giảm bớt gánh nặng và giúp trẻ làm chủ được chính mình. Điều này giúp EQ của trẻ nhỏ phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
2. Không bao bọc con quá mức
Trong mắt các bậc cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ cho dù chúng bao nhiêu tuổi, vì vậy họ luôn lo lắng về việc con mình sẽ bị bắt nạt hoặc gặp khó khăn khi ở bên ngoài.
Từ khi sinh ra con, cha mẹ đã quen với việc cho con ăn. Nhưng nếu trẻ đã lên 3 mà cha mẹ vẫn cho con ăn và chọn từng bộ quần áo thì trẻ sẽ hình thành tính phụ thuộc và không biết tự lập. Khi lớn hơn, chúng sẽ thiếu đi các kỹ năng sống cơ bản và không có chính kiến của bản thân.
Ở một số gia đình, khi trẻ đi học tiểu học, cha mẹ sẽ sắp xếp đồ đạc sách vở từ tối hôm trước. Thậm chí có một số gia đình có con đến tuổi thành niên vẫn không cho con làm việc nhà. Điều này thể hiện tình yêu thương của cha mẹ nhưng lại không tốt cho con cái.
Nếu cha mẹ quá bảo vệ con cái và làm thay mọi việc, lâu dần sẽ nuôi dạy con cái thành những "em bé khổng lồ". Khi đó những đứa trẻ lớn lên không những không đánh giá cao công sức của cha mẹ mà thậm chí còn đổ lỗi vì đã tước đoạt quyền độc lập của mình.
Một cô gái cho biết bản thân lớn lên trong sự bảo bọc quá mức của cha mẹ từ khi còn nhỏ. Sau khi vào đại học, cô nhận ra rằng so với các bạn cùng lớp, bản thân dường như không biết gì cả. Cô cảm thấy mặc cảm và tự ti vì điều này.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Nếu cha mẹ bảo bọc con cái quá mức thì trẻ sẽ thiếu khả năng tự lập. Rõ ràng, khi ra ngoài xã hội, những đứa trẻ sẽ phải một mình đối mặt với mọi thứ. Đối với những người đã được trải nghiệm đầy đủ từ nhỏ, có khả năng tự chăm sóc bản thân và khả năng độc lập mạnh mẽ, họ sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề và tìm ra hướng đi cho mình. Ngược lại, những người lớn lên được cha mẹ bao bọc sẽ khó thích nghi và bị mất phương hướng.
Vì vậy, nếu cha me thực sự yêu con thì nên để trẻ tự tìm tòi, thử thách và trưởng thành.
3. Không can thiệp quá nhiều vào lựa chọn của con
"Cha mẹ làm tất cả vì lợi ích của con", đây là điều mà nhiều bậc phụ huynh muốn nói với con cái của mình. Đó cũng là lời biện minh cho việc can thiệp vào chuyện của con cái, thỏa mãn "ham muốn kiểm soát" của chính họ.
Một số cha mẹ thích quan tâm đến mọi việc của con từ việc con ăn gì, con chơi với ai, con đọc sách gì, con mặc quần áo gì… Cha mẹ phải là người kiểm soát tất cả mọi việc. Lâu dần, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy sẽ không có chính kiến của bản thân và trở nên thụ động.
Không thể phủ nhận, đứng từ góc độ của cha mẹ, bất cứ ai cũng muốn con mình thành đạt và không mắc phải sai làm. Cha mẹ cũng là người trưởng thành và trải qua nhiều chuyện, do đó có thể lường trước được một số trường hợp. Nhưng việc cấm đoán như vậy khiến trẻ trở nên dè dặt, run sợ, mất khả năng tư duy độc lập và sống tự lập.
Khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, cha mẹ nên để con tự quyết định một số việc trong khả năng của mình. Có như vậy, khi lớn lên trẻ sẽ quyết đoán và tự giác hơn, sau này khi rời xa cha mẹ và bước ra xã hội, chúng sẽ có trách nhiệm và chính kiến của riêng mình.
Phần kết
Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ đều hy vọng có thể trao cho con những điều tốt nhất. Nhưng chính tình yêu thương này đã khiến cha mẹ muốn bảo vệ con mình quá mức từ đó gây ra "tác dụng phụ".
Trên thực tế, trong quá trình này, cha mẹ đã làm mất đi cơ hội để con được trải nghiệm và trưởng thành, tước đi khả năng tự lập của trẻ, giảm khả năng sáng tạo và tự chủ của trẻ.
Rousseau từng nói: "Ba phương pháp giáo dục vô dụng nhất trên đời là: lý trí, mất bình tĩnh và kiểm soát". Vì vậy, nếu thực sự yêu con, các bậc phụ huynh nhất định phải chấp nhận lùi 3 điều trên.
Theo 163
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.