3 kiểu ngủ làm tăng nguy cơ tử vong gấp nhiều lần, đáng tiếc vô số người vẫn mắc phải cả ba

Giấc ngủ chiếm gần 1/3 cuộc đời của con người, điều này cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe. Nhưng ngủ như thế nào thì cũng phải học, nếu ngủ theo 3 kiểu này sẽ khiến sức khỏe của bạn bị đe dọa.

1. Ngủ nướng

Ba kiểu ngủ nhiều người mắc làm tăng nguy cơ tử vong gấp nhiều lần - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tại sao lại gọi là "ngủ nướng"? Bình thường chúng ta ngủ từ 11giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau là 7 tiếng của giấc ngủ. Dù thỉnh thoảng thức dậy muộn nhưng cũng không được ngủ quá 8 giờ sáng. Nếu bạn ngủ quá lâu sẽ vượt qua mức bình thường, tức là bạn đang "ngủ nướng".

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa nổi tiếng của Mỹ "JAHA" đã tổng hợp 44 nghiên cứu phân tích nguyên nhân liên quan đến hơn 2,56 triệu người, sau tổng hơn 240.000 trường hợp tử vong. Nhóm nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng: thời gian ngủ ít hơn 7 tiếng không liên quan đến tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, nhưng thời gian ngủ trên 8 tiếng lại liên quan đến tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Mặc dù ngủ không đủ giấc cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong nhưng ngủ càng nhiều thì nguy cơ tử vong càng cao.

Bác sĩ Kinh Bính, trưởng Khoa Thần kinhcủa Bệnh viện Trung ương Vũ Hán cho rằng: Vào cuối tuần và ngày lễ, chúng ta thường ngủ nhiều hơn, những thay đổi đột ngột trong công việc và nghỉ ngơi có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, hormone mất cân bằng, gây đau đầu, thiếu năng lượng và tâm trạng kém sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, việc ngủ nướng dễ ảnh hưởng đến thời gian ăn uống, lâu dài gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng tiêu hóa, dễ gây ra các bệnh như viêm dạ dày, khó tiêu.

Vì vậy, mọi người hãy cố gắng duy trì chế độ làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, đi ngủ sớm và dậy sớm, nếu quá mệt cũng cố gắng ngủ không quá 8 giờ sáng, sau đó có thể chọn ngủ 10 - 30 phút vào buổi trưa để "sạc pin cho cơ thể".

2. Ngủ sau bữa ăn

Ba kiểu ngủ nhiều người mắc làm tăng nguy cơ tử vong gấp nhiều lần - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đúng như tên gọi, nó có nghĩa là đi ngủ ngay sau khi ăn và uống, đây cũng là một chế độ ngủ rất có hại cho sức khỏe. Bác sĩ Kinh Bính giải thích: Sau khi ăn xong đi ngủ ngay rất dễ gây trào ngược dạ dàyvà gây trào ngược thực quản.

Sau khi bước vào giấc ngủ, tốc độ tiêu hóa thức ăn sẽ chậm hơn đáng kể, dễ gây tích tụ thức ăn trong dạ dày, nhất là ăn một số thức ăn nhiều chất béo, nhiều calo, nhiều đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ dạ dày, dễ gây viêm và bào mòn dạ dày, ăn không tiêu và gây ra các bệnh về đường ruột.

Vì vậy, mọi người nên tránh tình trạng ngủ ngay sau khi ăn, nên dành một khoảng thời gian sau bữa ăn, chẳng hạn như 30 phút sau bữa trưa và 3 tiếng sau bữa tối, sau đó mới đi ngủ. Đồng thời, để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm "buồn ngủ", bạn nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng sau bữa ăn.

3. Giấc ngủ đảo ngược

Ba kiểu ngủ nhiều người mắc làm tăng nguy cơ tử vong gấp nhiều lần - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Giấc ngủ đảo ngược là gì? Tức là ngày đêm đảo lộn, thức đêm ngủ ngày, điều này ngược với đồng hồ sinh học ở trạng thái bình thường, ngủ kiểu này thời gian dài cũng dễ gây tổn thương cho sức khỏe.

Năm 2007, WHO đã phân loại thức khuya (làm việc theo ca liên quan đến gián đoạn sinh học, tức là làm ca đêm) là chất gây ung thư 2A. Sự thay đổi lặp đi lặp lại có thể làm đảo ngược đồng hồ sinh học của cơ thể và gây mất cân bằng bài tiết hormone, từ đó gây ra các rối loạn thần kinh, chẳng hạn như giảm khả năng tập trung. Đồng thời, nó còn có thể gây rối loạn hệ thống nội tiết, gây mụn trên da, thậm chí gây tiết insulin bất thường và gây ra bệnh tiểu đường. Do đó, tất cả mọi người nên cố gắng tránh kiểu ngủ ngày thức đêm.

Bác sĩ Trần Triệu Cương, trưởng Khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Dật Tiên thuộc Đại học Trung Sơn, gợi ý rằng các phương pháp sau đây có thể được sử dụng để giảm tác hại:

- Nếu làm ca đêm, hãy cố gắng duy trì trạng thái cuộc sống như trước đây, vẫn ăn sáng đầy đủ, không ngủ vội sau khi ăn, nên làm một số công việc nhà nhẹ nhàng hoặc đi dạo. Ăn trưa và nghỉ trưa, đi ngủ sớm hơn 1 tiếng vào buổi tối.

- Hơn nữa bạn cũng nên quan tâm hơn về chế độ ăn uống của mình, cố gắng ăn đúng giờ, đảm bảo đa dạng thực phẩm, chế độ ăn hợp lý, lựa chọn thực phẩm có hàm lượng vitamin cao, tăng cường lượng protein chất lượng cao, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Để có một giấc ngủ ngon, 3 thói quen xấu cần được sửa chữa kịp thời

Bật đèn ngủ

Nếu bạn bật đèn ngủ có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin, làm mất cân bằng bài tiết hormone, khiến người bệnh bồn chồn, suy nhược thần kinh, mất ngủ... cũng có thể kích thích sự thèm ăn và gây tăng cân. Không chỉ vậy, ánh sáng chiếu tiếp tục sẽ gây khó chịu cho mắt, lâu ngày có thể làm hỏng võng mạc, gây cận thị, thậm chí là đục thủy tinh thể.

Dùng điện thoại trước khi ngủ

Điện thoại di động có bức xạ, nhưng chúng đều là bức xạ không ion hóa, không có bằng chứng đầy đủ để chứng minh rằng nó có thể gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, việc chơi điện thoại trước khi đi ngủ có nội dung phong phú, nhiều màu sắc gây chú ý, khiến não bộ hưng phấn, giảm chất lượng giấc ngủ, dễ khiến người ta khó đi vào giấc ngủ theo kế hoạch, ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.

Ngủ đắp chăn qua đầu

Cách ngủ này có thể khiến không khí trong chăn không được lưu thông, khi số lần hít thở càng nhiều, nồng độ oxy trong chăn càng giảm, không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà còn dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, chóng mặt, đau đầu…

Để có một giấc ngủ ngon, ngoài việc tránh những thói quen xấu kể trên, bạn cũng nên tạo cho mình một môi trường ngủ tốt nhất có thể, chọn chăn ga gối đệm êm ái, hợp lý, kê chân trước khi đi ngủ, thư giãn cơ thể và tâm trí, tất cả đều giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

(Nguồn: Aboluowang)

 
 

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/3-kieu-ngu-lam-tang-nguy-co-tu-vong-gap-nhieu-lan-dang-tiec-vo-so-nguoi-van-mac-phai-ca-ba-22202231161634675.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang