Thiên nhiên có quy luật của nó. Hàng năm có rất nhiều loài động thực vật bị đào thải vì không thể thích nghi với những thay đổi của môi trường. Trong xã hội loài người cũng áp dụng nguyên tắc sinh tồn, chọn lọc tự nhiên. Điều này từng được nhà sinh học nổi tiếng người Anh Charles Darwin đề cập đến trong thuyết Chọn lọc tự nhiên.
Trong xã hội loài người cũng có một quy tắc "chọn lọc" khác, được hiểu theo nghĩa bóng. Theo đó, những cá nhân không thể thích hợp với những quy tắc sống, chuẩn mực của xã hội thì sẽ bị "đào thải": Không thể tìm được công việc thích hợp, không thể tìm được người bạn đời phù hợp, không thể có những mối quan hệ tình bạn, không thể làm việc cùng tập thể,...
Chính vì vậy trong quá trình nuôi dạy con cái, nếu thấy trẻ có 3 đặc điểm sau, cha mẹ cần uốn nắn, sửa chữa kịp thời, tránh để con khi trưởng thành bị xã hội "đào thải".
1. Đứa trẻ không biết ơn
Người nông dân đi qua cánh đồng vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo. Trên mặt đất có một con rắn, nằm bất động, trông như thể bị đông lạnh. Người nông dân thấy thương tình nên nhặt lên, đặt nó vào ngực để ủ ấm.
Có hơi ấm, con rắn đã tỉnh lại. Nhưng ngay khi có sức khỏe, nó đã cắn chết người đàn ông tử tế đã cứu sống mình. Trước khi nhắm mắt, người nông dân đã cố dặn dò người xung quanh: "Các bạn hãy rút bài học từ tôi. Không thể thương hại kẻ vô ơn".
Giống như câu chuyện "Người nông dân và con rắn", một đứa trẻ không biết ơn sau cùng sẽ khiến người ta xa lánh. Những đứa trẻ như vậy khi bước vào xã hội chỉ thành công một lần và về sau bị sợ hãi, ghét bỏ, gạt sang một bên.
2. Đứa trẻ phụ thuộc
Rất nhiều người đã hơn ba mươi tuổi nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ. Khi lập gia đình, họ được cha mẹ giúp đỡ tìm kiếm. Khi lập nghiệp cũng phải chờ cha mẹ dựa vào mối quan hệ để tìm việc cho. Đến khi sinh con đẻ cái, họ cũng nhờ cha mẹ chăm sóc, đón đưa giúp. Kết quả là cha mẹ sau một đời phục vụ con cái lại nhọc lòng phục vụ cháu chắt.
Thực ra kiểu người như vậy ngay từ khi còn nhỏ đã là những đứa trẻ sống phụ thuộc, không chịu sống tự lập hoặc không được cha mẹ tạo điều kiện để sống tự lập. Nhiều bậc cha mẹ bao bọc con cái một cách mù quáng quá mức, việc gì cũng tranh làm cho con. Hoặc nhiều đứa trẻ có tính cách quá ỷ lại, việc gì cũng đùn cho cha mẹ.
Nên nhớ rằng, cha mẹ không thể đi cùng con cái đến hết cuộc đời. Khi cha mẹ mất đi, đó là lúc bạn bị đào thải khỏi xã hội.
3. Đứa trẻ quá dễ xúc động, hay ăn vạ
Trên chuyến tàu điện ngầm nọ, vì là giờ cao điểm nên đông nghịt người, chỗ ngồi rất ít. Một bé gái đi cùng mẹ lên tàu. Cô bé chỉ vào chỗ ngồi của một cậu bé và nói rằng mình muốn ngồi. Điều này tất nhiên không được. Thấy vậy, cô bé liền khóc thét lên đòi chỗ. Trong suốt quá trình đó, bé trai đều rất bình tĩnh, lịch thiệp đứng lên nhường chỗ cho bé gái.
Ngay khi có được chỗ ngồi, cô bé liền thay đổi sắc mặt và lập tức, không để ý đến ánh mắt của những người xung quanh. Kiểu người như bé này khi trưởng thành rất khó thành công. Ngoại trừ người thân ruột thịt, sẽ không ai sẵn sàng gánh vác cho bạn một cách vô cớ.
Nếu khi trưởng thành, trẻ vẫn còn tính cách để tình cảm lấn át, không được như ý muốn thì vùng vằng ăn vạ thì sẽ rất khó thích nghi với xã hội, dễ bị đào thải.
Chính vì vậy trong cuộc sống, cha mẹ cần chú trọng giáo dục con cái đúng cách. Hãy dạy con sống tự lập, biết cách quản lý cảm xúc của mình và cần sống biết ơn. Đó là cách giúp con trưởng thành tốt, trở thành một người có ích cho xã hội.
Link gốc: https://phunuvietnam.vn/3-kieu-tre-sau-day-khi-truong-thanh-rat-de-bi-xa-hoi-dao-thai-bo-me-can-chu-y-giup-con-sua-chua-tinh-cach-2220228821121808.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.