3 thực phẩm gây hại cho huyết áp còn hơn cả thịt mỡ, rất tiếc là nhiều gia đình sử dụng thường xuyên làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ bất cứ lúc nào

Nhiều người cho rằng, thịt mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, có 3 loại thực phẩm gây hại huyết áp còn hơn cả thịt mỡ mà nhiều gia đình Việt chưa nhận ra.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay, trên thế giới có khoảng 1 tỷ người bị mắc bệnh tăng huyết áp.

Tới năm 2025, con số này dự kiến tăng lên khoảng 1,5 tỷ người. Mỗi năm có khoảng 9,4 triệu người bị tăng huyết áp đã tử vong.

Tại Việt Nam, trung bình cứ 5 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị tăng huyết áp. Tổng số lượng người mắc bệnh này có thể lên tới 12 triệu người.

WHO cũng cho rằng tăng huyết áp là bệnh lý tiến triển âm thầm. Những triệu chứng ban đầu của bệnh rất nhẹ, khiến mọi người chủ quan.

Tại Việt Nam, có gần 60% trong tổng số 12 triệu người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị đúng cách.

Sau đó, biến chứng nặng nề được tích tụ theo thời gian sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả công việc, làm mất khả năng lao động, thậm chí còn là gánh nặng về tinh thần. Các nguy cơ thường gặp nhất chính là tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...

3 thực phẩm gây hại cho huyết áp còn hơn cả thịt mỡ, rất tiếc là nhiều gia đình sử dụng thường xuyên làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ bất cứ lúc nào - Ảnh 1.

Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh cao huyết áp. Ngoài sự lão hóa và già đi của mạch máu thì chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.

Vì vậy, nếu muốn tránh tình trạng huyết áp tăng cao, chúng ta cần lưu ý tới 3 loại thực phẩm gây hại huyết áp còn hơn cả thịt mỡ sau đây.

Thứ nhất, thực phẩm tẩm ướp nhiều muối

Trong bữa ăn hàng ngày, muối là một gia vị quan trọng, đem lại sự ngon miệng, đậm đà cho món ăn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu, đồng thời phá hủy đi sự cân bằng của natri và kali. Do đó, khả năng lọc nước của thận suy giảm, gây thêm nhiều áp lực căng thẳng đến các mạch máu.

Để giảm lượng muối ăn hàng ngày, nên hạn chế ngay các loại thực phẩm ướp muối như dưa cà muối, mắm tôm, cá mắm, cá muối… Những thực phẩm chế biến sẵn như rau quả đóng hộp, thịt hun khói, thịt đóng hộp, thịt sấy… cũng có hàm lượng muối rất cao.

Thứ hai, thực phẩm nhiều đường

3 thực phẩm gây hại cho huyết áp còn hơn cả thịt mỡ, rất tiếc là nhiều gia đình sử dụng thường xuyên làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ bất cứ lúc nào - Ảnh 2.

Theo chuyên gia, khi ăn nhiều đường, huyết áp tâm thu sẽ tăng thêm 6,9 mmHg và huyết áp tâm trương cũng tăng thêm 5,6 mmHg (Ảnh: Aboluowang)

Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường chế biến, cơ thể có thể rối loạn chuyển hóa fructose. Lượng fructose dư thừa mà cơ thể không hấp thụ được hết sẽ được gan chuyển hóa thành chất béo, làm tăng độ nhớt của máu.

Đây là nguyên nhân chính gây ra tăng huyết áp. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và cả ung thư cũng gia tăng.

Thứ ba, thực phẩm chiên rán, chứa nhiều cholesterol

Nguy hại của đồ chiên rán không chỉ nằm trong quá trình nấu nướng sẽ sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene, mà còn tiềm ẩn ở hàm lượng dầu tương đối cao. Khi cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều dầu sẽ khiến tình trạng xơ cứng động mạch nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Sử dụng quá nhiều, vượt quá năng lượng tiêu hao của cơ thể sẽ dễ gây béo phì, gia tăng thể trọng.

Thể trọng càng tăng thì huyết áp càng cao. Các nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, bị bệnh mạch vành, nhồi máu não và các cơn đau thắt ngực… cũng tăng lên.

3 thực phẩm gây hại cho huyết áp còn hơn cả thịt mỡ, rất tiếc là nhiều gia đình sử dụng thường xuyên làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ bất cứ lúc nào - Ảnh 3.

Các loại thực phẩm chiên, rán mang đến gánh nặng lớn cho cơ thể trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ (Ảnh: Aboluowang)

Làm gì để giúp huyết áp ổn định?

1. Duy trì tâm trạng vui vẻ

Theo Minnews, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tên là olfolamine, kích thích co mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Khi tâm trạng tốt, các chức năng trong cơ thể hoạt động ở trạng thái bình thường.

2. Uống nhiều nước

Khi uống đủ nước, quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tăng cường. Nước cũng góp phần làm loãng máu, tăng tốc độ lưu thông, do đó giúp ổn định huyết áp.

Bổ sung một số loại nước ép như nước cam, dưa hấu, dâu tây hoặc nước ép cây cần tây… cũng rất tốt cho cơ thể.

3. Tập thể dục thường xuyên

Đối với người trung niên và người cao tuổi, bạn thường có thể thực hiện một số bài tập đơn giản như đi bộ nhanh hoặc thể dục nhịp điệu. Vận động thường xuyên có thể làm tăng độ đàn hồi và ngăn ngừa sự lão hóa của mạch máu. Một số thí nghiệm cho thấy, huyết áp có thể giảm được khoảng 8 - 6 mmHg nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày.

4. Đi khám bác sĩ và uống thuốc đều đặn

Nếu gặp các triệu chứng ban đầu của bệnh tăng huyết áp như chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực không rõ nguyên nhân… bạn nên đi khám bác sĩ. Được tư vấn kịp thời và uống thuốc đều đặn, huyết áp của bạn sẽ duy trì ở mức ổn định, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.

*Theo Aboluowang

 

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/3-thuc-pham-gay-hai-cho-huyet-ap-con-hon-ca-thit-mo-rat-tiec-la-nhieu-gia-dinh-su-dung-thuong-xuyen-lam-tang-nguy-co-tai-bien-dot-quy-bat-cu-luc-nao-4202151011498301.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang