3 tín hiệu kỳ lạ trên lưỡi cho thấy đường huyết của bạn tăng cao quá mức, cần ăn nhiều 4 món để tránh các biến chứng đáng sợ

Để đoán biết xem tình trạng đường huyết của mình có đang cao quá mức hay không bạn có thể quan sát phần lưỡi của mình theo 3 cách dưới đây.

Ngày nay, tiểu đường là một căn bệnh mãn tính với tỷ lệ người mắc khá cao. Tại Việt Nam, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh tật, chỉ đứng sau bệnh tim và ung thư.

Tiểu đường thường được xem là bệnh nhẹ, xong thực tế nếu không được điều trị hiệu quả thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, mắt, thần kinh và thận.

112a5f09b0734e46b6587f15a033bdea.jpeg

Tại Việt Nam, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh tật.

Thực tế không phải cứ có đường huyết cao nghĩa là bạn đang mắc bệnh tiểu đường, mà nếu lượng đường trong máu liên tục tăng cao thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ rất lớn. Để đoán biết xem tình trạng đường huyết của mình có đang cao quá mức hay không bạn có thể quan sát phần lưỡi của mình theo 3 cách dưới đây.

3 dấu hiệu ở lưỡi cho thấy đường huyết tăng cao quá mức

1. Lưỡi dày, có lớp phủ màu trắng

Trên thực tế, muốn biết lượng đường trong máu, chỉ cần nhìn vào lưỡi, nếu bạn khỏe mạnh thì lưỡi sẽ có màu đỏ nhạt. Nhưng nếu thấy lưỡi ngày càng dày hơn, thường xuyên có lớp phủ lưỡi màu trắng thì có thể là dấu hiệu của đường huyết trong cơ thể cao. Nếu điều này xảy ra, bạn nên đi kiểm tra đường huyết càng sớm càng tốt.

ab8b585f35a249588f69fc6ab76927be.jpeg
 

2. Lưỡi màu tím

Nếu lưỡi của bạn có màu tím thì chứng tỏ tình trạng sức khỏe đang gặp trục trặc, đây có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày hoặc là của bệnh tiểu đường. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để chẩn đoán kịp thời tình trạng này.

3. Lưỡi khô ráp

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường là khô miệng hay còn gọi là xerostomia. Khô miệng là một triệu chứng phổ biến ở cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị bệnh tiểu đường đều sẽ trải qua triệu chứng này.

Chứng khô miệng là nguyên nhân khiến lưỡi bị khô ráp. Nguyên nhân chính xác dẫn đến dấu hiệu này vẫn chưa được khẳng định nhưng lượng đường trong máu cao có thể là lý do. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số thuốc trị tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây khô miệng, khô lưỡi.

20190926_122801_350286_tieu-duong-tuyp-2-1.max-1800x1800.jpg

Nguyên nhân chính xác dẫn đến dấu hiệu này vẫn chưa được khẳng định nhưng lượng đường trong máu cao có thể là lý do.

Để ngăn ngừa tiểu đường, cần tăng cường ăn 4 món dưới đây

1. Cá biển

Theo nghiên cứu, cá biển chứa đầy đủ chất đạm và nhiều loại vitamin, có vai trò tốt trong việc phòng chống bệnh tật và kiểm soát lượng đường cho bệnh nhân tiểu đường. Ăn cá biển hàng ngày có thể tăng cường bảo vệ tim mạch, do đó đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

ba-bau-khong-nen-an-gi(1).jpg

Ăn cá biển hàng ngày có thể tăng cường bảo vệ tim mạch.

2. Tỏi

Tỏi chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, polysaccharide.... không chỉ có tác dụng chống ung thư mà còn là chuyên gia làm giảm lượng đường trong máu. Đối với bệnh nhân tiểu đường, ăn tỏi có thể đóng vai trò khử trùng và chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, loại bỏ rác trong mạch máu một cách hiệu quả.

3. Dưa chuột

Chất béo trung tính trong dưa chuột có thể ức chế quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, là loại rau ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường do béo phì và bệnh nhân đái tháo đường do tăng lipid máu.

4. Quả mướp đắng

Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

(Theo Healthline, Sohu)

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang