Trong thời gian mang thai, sức khỏe hay thói quen sinh hoạt của mẹ đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Theo các chuyên gia sản khoa, một vài bộ phận trên cơ thể người mẹ sẽ có kết nối trực tiếp đến em bé trong bụng và trở nên nhạy cảm hơn trong 9 tháng đặc biệt này. Nếu đang mang thai, mẹ nên hạn chế chạm hay xoa bóp nhiều những bộ phận này kẻo ảnh hưởng đến thai nhi.
1. Rốn
Rốn là bộ phận có mối liên kết trực tiếp với em bé trong bụng. Ở những tháng cuối thai kỳ, vùng rốn của các mẹ sẽ nhô dần ra, đó là điều hoàn toàn bình thường và bà bầu không cần phải lo lắng về điều này.
Chúng ta đều biết vùng da quanh rốn rất nhạy cảm, vì vậy với mẹ bầu xoa rốn quá mạnh hoặc vệ sinh không đúng cách có thể dễ dàng gây nhiễm trùng, dẫn đến đau bụng và còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
2. Bụng
Không chỉ rốn mà bụng bầu cũng là bộ phận gần với thai nhi nhất. Chắc hẳn khi mang thai, bà mẹ nào cũng bất giác có thêm thói quen xoa bụng, tâm tình với con mỗi ngày. Vậy nhưng khi xoa bụng, mẹ cần lưu ý không xoa liên tục, xoa nhiều hay mạnh.
Theo chứng minh, mẹ thường xuyên xoa bụng có thể kích thích thai nhi chuyển động liên tục, từ đó dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ. Nếu dây rốn chỉ quấn cổ bé 1-2 vòng thì không quá nguy hiểm nhưng nếu nhiều hơn có thể dẫn đến việc dây rốn bị căng quá mức hoặc thắt nút lại, cản trở quá trình cung cấp dinh dưỡng từ mẹ sang bé.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo trong thời gian mang thai, hành động xoa bụng cũng có thể làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến sảy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn.
3. Đầu ti
Khi mang thai, chị em sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt ở ngực, đó là sự căng to lên, lớn dần theo thời gian. Lý do là vì sự đồng kích thích của tuyến yên sinh ra sữa, nhau thai sinh ra chất sữa, estrogen, progetogen, làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy.
Đầu ti mẹ có kết nối trực tiếp với tử cung nên nếu bà bầu chạm quá nhiều vào ngực trong suốt thời gian mang thai thì sẽ gây co thắt tử cung, dễ dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Đây cũng là lý do các bác sĩ tuyệt đối cấm mẹ bầu vắt sữa non sớm.
4. Nách
Khi mang thai, cơ thể có những sự biến đổi về sinh lí, trong đó việc tuyến yên tiết ra melamin làm giảm sắc tố da. Tình trạng này khiến cho vùng nách trở nên sẫm màu hơn, đặc biệt là vào mùa hè.
Dù vậy mẹ cũng không kì cọ nhiều và mạnh vào khu vực này bởi đây là vùng da nhạy cảm, có nhiều dây thần kinh, kích thích lớn có thể gây ra động thai. Để vệ sinh vùng nách, mẹ bầu không nên dùng nước quá nóng để tránh gây tổn thương, hãy dùng nước ấm và sử dụng một chút xà phòng tắm để làm sạch khu vực cơ thể này.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.