1. Đừng ngủ sau 23h
Sau giờ Tý (23h) được coi là khuya. 11h – 1h sáng là thời gian giải độc gan, cơ thể cần được ngủ. 1h-3h sáng là thời gian giải độc túi mật, vẫn yêu cầu được tiến hành trong khi ngủ. 3h-5h sáng là thời gian để giải độc phổi. Mỗi khung giờ đều có giá trị của nó, vì vậy, ngủ muộn trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới gan, thận, khí huyết trong người không thông, thân thể mệt mỏi, sắc mặt tiều tụy, tinh thần trì trệ.
2. Loại bỏ tạp niệm
“Coi như thân này không có gì, hoặc như đang chìm trong nước, trước hòa tan ngón chân, rồi đến bàn chân, đùi, cuối cùng hóa thành hư ảo, tự nhiên ngủ”. Đây là trạng thái tinh thần lý tưởng để đi vào giấc ngủ trong sách thiện y của nhà Phật.
Nhiều người đem mọi phiền não trong ngày lên giường và suy nghĩ. Chính việc không thoát khỏi tạp niệm sẽ khiến bạn trằn trọc, giấc ngủ cũng không sâu. Hãy ngồi dậy, nhắm mắt, thở đều, loại bỏ ý niệm ra khỏi đầu rồi từ từ nằm xuống ngủ tiếp. “Trước ngủ tâm, sau ngủ mắt”, chính là đạo lý về giấc ngủ của Phật giáo.
3. Ba phút ngủ giờ chính ngọ tương đương với ngủ hai giờ
Nên có một giấc ngủ kéo dài khoảng 20 phút trong khoảng buổi trưa từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều để trí óc và thân thể nghỉ ngơi. Đặc biệt, theo quan niệm nhà Phật, lúc chính Ngọ (12 giờ) chỉ cần nhắm mắt ngủ thực sự 3 phút thì cũng tương đương với ngủ hai giờ đồng hồ.
4. Đừng thức dậy quá muộn
Vào mùa đông, sau 6h sáng đã là muộn, vào mùa hè thì sau 5h sáng. Sáng sớm là thời điểm thải độc ra ngoài và những cơ quan như trực tràng, tiêu hóa hoạt động rất tốt. Nên nếu dậy muộn thì khả năng hoạt động của những bộ phận trên dễ bị giảm sút, không có lợi cho sức khỏe.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.