1. Khoảng cách giữa bếp và máy hút mùi không hợp lý
Nếu máy hút quá gần thì sẽ gây khó khăn cho việc nấu nướng nhưng nếu máy để quá xa bếp thì hiệu quả hút mùi không cao. Bởi vậy, bạn nên bố trí để khoảng cách giữa bếp và bề mặt của máy hút vào khoảng 60-70 cm là hợp lý.
Những lưu ý khi chọn máy hút mùi
Chọn công suất máy phù hợp với không gian. Công suất máy hút mùi càng lớn thì lực hút càng mạnh. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tối ưu và tiết kiệm điện năng thì bạn nên chọn công suất máy phù hợp với diện tích không gian nhà bếp.
Các chuyên gia lưu ý rằng: Khoảng cách giữa bề mặt bếp với bề mặt của máy hút mùi nên từ 65 - 75cm để đảm bảo an toàn. Trong đó, khoảng cách tối thiểu từ bề mặt của máy hút mùi đến bề mặt của bếp ga là 65cm, hoặc bề mặt bếp điện có thể là từ 50cm.
2. Công suất hút của máy nhỏ trong khi bếp quá rộng
Trước khi mua máy, bạn nên kiểm tra các thông số của máy, cho chạy thử. Máy tối thiểu phải có hai tốc độ, có màng chắn, chạy êm, hút khỏe. Nếu bếp rộng, máy có công suất yếu sẽ không thể nào hút được mùi hiệu quả.
Bạn cần tính diện tích phòng bếp trước khi mua máy hút mùi.
Công thức như sau: Chiều rộng x chiều cao x chiều sâu x 10 = công suất hút cần thiết tối thiểu (tính bằng m3/h).
Ví dụ: Bạn đang sở hữu gian bếp rộng 4m, dài 3m và độ cao từ sàn đến trần là 5m. Với phép tính (4 x 3 x 5) x 10, bạn sẽ có tổng công suất máy hút phải đạt là 600m3 một giờ.
3. Không thay bộ lọc than hoạt tính
Nhiều nhà sử dụng máy hút mùi có bộ lọc than hoạt tính nhưng không bao giờ quan tâm tới việc thay thế, bảo dưỡng. Tùy thuộc vào từng hãng, bạn sẽ phải thay bộ lọc này trong vòng 6-12 tháng một lần. Nếu bạn dùng lâu không thay kịp thời, mùi sẽ không được xử lý hết.
Nguyên nhân vì không khí sẽ không trao đổi được ra ngoài môi trường mà chỉ được lọc qua bộ lọc rồi quay trở lại bếp. Bạn cần mua bộ lọc than hoạt tính tại địa chỉ uy tín, sau đó có thể tự lắp vì thao tác rất đơn giản.
4. Thiếu hoặc lắp đặt van 1 chiều của máy hút mùi sai vị trí
Khi lắp đặt một số thợ kĩ thuật quên hoặc bỏ qua van 1 chiều. Nếu ở chung cư thì khi nhà khác nấu ăn mùi sẽ theo hộp kĩ thuật (dùng chung cho nhiều nhà) bị bay ngược vào không gian bếp nhà mình.
Hoặc lắp không đúng kĩ thuật, đặt đường nắp thoát không hợp lý đè vào van 1 chiều làm van bị chặn lại nên lúc bật máy van không hoạt động được làm hơi không thoát ra được.
5. Máy hút mùi không được vệ sinh thường xuyên
Với thói quen nấu nướng của người Việt, sẽ có một lượng dầu mỡ bám vào tấm lưới lọc, làm giảm hiệu quả hút khói. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh tấm lưới lọc, tránh để vết bẩn bám quá lâu sẽ khó làm sạch.
Cách vệ sinh máy hút mùi như sau:
- Đầu tiên bạn cần kiểm tra các bộ phận máy hút mùi cần phải vệ sinh hoặc thay mới.
Tấm lưới lọc: Đây là bộ phận lọc dầu mỡ đọng lại trên máy khi bạn xào nấu thức ăn, tấm lưới lọc này cần vệ sinh ít nhất 1 tháng 1 lần.
Kiểm tra động cơ cánh quạt: Với hệ thống cánh quạt bên trong máy (thường sau tấm lọc là quạt) cũng phải được vệ sinh bằng khăn mềm để lọc hết khói bụi, giảm ma sát trong quá trình hút và đem luồng không khí sạch tuần hoàn trở lại trong phòng.
Than hoạt tính: Trong quá trình sử dụng nếu bạn bật máy hút mùi ở công suất lớn nhất mà thấy khả năng hút mùi không còn được tốt nữa như mùi hôi vẫn còn hoặc chỉ giảm một phần thì cần nên thay mới than hoạt tính luôn và không nên tái sử dụng.
- Sau đó bạn tháo rời và vệ sinh tấm lưới lọc.
Bước 1: Tháo tấm lọc mỡ để vệ sinh
Đây chính là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại chất tẩy rửa khác nhau để làm sạch tấm lọc máy hút mùi, tùy thuộc vào chất liệu cũng như độ bẩn của máy.
Bạn có thể sử dụng nước rửa chén, nước lau kính hay dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Bạn nên tháo rời bộ phận và ngâm trong dung dịch cho ra chất dầu mỡ, dùng vòi nước mạnh xịt những chỗ bám bẩn, sau đó bạn đánh rửa kỹ rồi lau khô lại bằng khăn mềm sạch.
Ngoài ra, có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh tự nhiên dễ tìm như: Giấm, chanh, baking soda, coca cola,... vừa tiết kiệm chi phí vừa sạch bong bất ngờ, lại không hóa chất gây hại cho sản phẩm.
Bước 2: Ngâm và vệ sinh các tấm lọc với baking soda
Đun sôi tấm lưới lọc với baking soda. Sau đó bạn pha 1 lít nước với 1/2 cốc bột baking soda sẽ tạo thành dung dịch tẩy các chất dầu mỡ rất hữu hiệu.
Đun sôi tấm lọc với hỗn hợp trên khoảng 20 - 30 phút đến khi tấm lọc sáng bóng như lúc vừa mới mua thì tắt bếp. Sau đó, bạn lau chùi lại bằng nước ấm pha xà phòng là xong.
Bước 3: Vệ sinh các khe, mép xung quanh tấm lưới lọc
Dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng lau sạch mỡ, bụi bẩn bám trên các khe, mép khu vực lắp tấm lọc. Bạn có thể dùng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc dầu ăn thấm vào bọt biển để cọ những vết bẩn bám dai dẳng trên mặt phẳng, dầu thực vật có tác dụng tẩy và làm sáng rất tốt. Sau đó bạn lau lại bằng dung dịch xà phòng và nước sạch là ổn.
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/5-ly-do-khien-gian-bep-van-am-mui-thuc-an-du-da-lap-dat-may-hut-mui-va-cach-khac-phuc-222021216151235369.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.