1. Công thức 1/3 cho thu nhập đột xuất
Khi bạn có một khoản thu nhập bất ngờ (một khoản thưởng, quà tặng, tiền làm thêm…), hãy sử dụng quy tắc một phần ba: 1/3 trả nợ cũ; 1/3 để tiết kiệm hoặc đầu tư cho tương lai; 1/3 chi tiêu cho hiện tại như mua nhà hoặc đồ dùng cần thiết. Quy tắc này giúp bạn co lại các khoản nợ, tăng tiền tiết kiệm và bạn cũng sẽ không cảm thấy bị mất tiền do chi tiêu thứ mình thích.
2. Giữ một quỹ dự phòng khẩn cấp
Luôn có khoản chi bất thường nào đó ăn vào ngân sách của bạn hằng tháng, chẳng hạn như sửa xe, bệnh tật hoặc thôi việc... Để tránh mọi sự cố làm bạn rơi vào nợ nần, bạn cần phải có một khoản tiền hoặc tài khoản dự phòng dễ rút ra trong trường hợp khẩn cấp, xác định trước là khoản dự phòng này sinh lợi ít hơn khoản tiết kiệm thông thường.
Vấn đề là dự phòng bao nhiêu thì đủ? Câu trả lời là bạn cần theo dõi tất cả chi tiêu trong một tháng (từ trả nợ đến chi ăn trưa) và nhân số hàng tháng này lên 3 lần, đó chính là khoản bạn cần dự phòng. Đừng xót ruột nếu thấy lãi suất khoản tiền này thấp dù cũng khá lớn, vì nó dành cho các trường hợp khẩn cấp.
3. Tránh 'quẹt thẻ' ATM
Chúng ta luôn có xu hướng tiện tay mua sắm những thứ lặt vặt xung quanh, từ một gói kẹo cao su tới chiếc đĩa CD mới ở quầy thanh toán siêu thị. Làm thế nào để có thể ngừng bị chảy máu tài khoản từ những khoản chi không cần thiết này?
Một cách hữu dụng là cố gắng hạn chế thanh toán bằng thẻ ATM. Thay vào đó, bạn lên danh sách những thứ cần chi tiêu trong một tuần và rút đúng số tiền mặt cần thiết. Với một số lượng tiền mặt hữu hạn, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ hai lần trước khi rút tiền ra khỏi ví.
4. Lập và tuân thủ ngân sách
Lập ngân sách là bước đầu tiên để cân đối chi tiêu trong gia đình. Stanley Kershman, tác giả, luật sư và là người sáng lập trang web www.debtonadiet.com, có một kế hoạch 6 bước để hoàn thành ngân sách gia đình:
1. Không cố gắng lập toàn bộ ngân sách trong một lần. Bạn có thể mất vài ngày, chia nhỏ các gói tiền để dễ quản lý.
2. Ghi lại tất cả các thông tin thu nhập bao gồm tiền lương, lãi suất, và thưởng, tặng, biếu.
3. Tập hợp tất cả các thông tin chi phí, việc này cần thực hiện triệt để, không để sót khoản chi nào, kể cả phải mất vài ngày đến cả tháng.
4. Sử dụng bảng tính cộng tất cả các thu nhập và chi tiêu thành hai cột.
5. Tìm ra trên bảng tính chỗ có thể điều chỉnh để trả nợ hoặc tăng tiết kiệm của bạn. Tuy nhiên, trên tất cả, hãy cân đối sao cho ít nhất số tiền kiếm được cân bằng với số tiền chi ra.
6. Làm lại ngân sách trên các tổng số mới, in ra và dán xung quanh nhà để tránh quên mất bạn đang sống trong phạm vi ngân sách gia đình.
Công thức tính ngân sách
E. Kim Dignum, một nhà lập kế hoạch tài chính ở Fort Worth, Texas, Mỹ đã cung cấp trên trang CNNmoney.com công thức tính ngân sách gia đình như sau (các con số là phần trăm của tổng thu nhập gia đình):
30%: Nhà ở và nợ (thế chấp / thuê, thẻ tín dụng, cho vay tự động, cho vay sinh viên, vv)
26%: Chi phí sinh hoạt (thực phẩm, quần áo, tiện ích, vận chuyển, y tế, giải trí)
25%: Thuế (thuế liên bang, thuế tài sản…)
15%: Tiết kiệm và hưu trí.
4%: Bảo hiểm (đời sống, sức khoẻ, tai nạn, bệnh tật…)
Tuy nhiên, công thức này có thể khác ở Việt Nam do chi phí các khoản thay đổi, ví dụ như thuế phí hay bảo hiểm.
5. Thực hiện theo các quy tắc tài chính dưới đây
Nhiều người tự hỏi tại sao một người có mức thu nhập bình trung bình lại có thể mua được nhà, xe và chi trả các chi phí đắt đỏ khác. Thử áp dụng phương trình sau để tính toán xem mình đã chi tiêu hợp lý chưa:
- Giá nhà của bạn không được nhiều hơn 250% lần tổng thu nhập gia đình mỗi năm.
- Tổng số tiền nợ trả hàng tháng (bao gồm khoản vay mua nhà, cho vay xe hơi, và thanh toán bằng thẻ tín dụng) không được lớn hơn 35% phần trăm tổng thu nhập hàng tháng.
- Để nghỉ hưu một cách thoải mái, tiền tiết kiệm của nên gấp 20 lần số thu nhập hàng năm.
(Các con số này có thể thay đổi theo điều kiện thực tế tại Việt Nam)
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.