6 kỹ năng sống cần thiết phải dạy cho trẻ

Dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là việc làm rất quan trọng vì giúp phát triển nhân cách cho con trẻ trong giai đoạn đầu hòa nhập với xã hội. Có rất nhiều kỹ năng sống mà một người cần học suốt đời nhưng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, mẹ cần chọn lọc những kỹ năng quan trọng. Nhờ việc nuôi dạy con trẻ bằng những kỹ năng sống này, cha mẹ sẽ định hướng cho con phát triển theo hướng tích cực.

1. Kỹ năng cư xử tốt với mọi người

Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ hãy dạy con cách cử xử tốt với mọi người thông qua các cụm từ đơn giản như "cảm ơn", "xin lỗi", "xin vui lòng",... khi trẻ nhờ vả hay được mọi người giúp đỡ. Trẻ càng lớn dần, cha mẹ càng phải giúp trẻ thực hiện các hành động này với tần suất nhiều hơn. Càng kỹ càng trong việc hướng dẫn trẻ về ứng xử với người khác thì dần dần những hành vi này sẽ trở thành phong cách sống của trẻ sau này.

huong-dan-tre-nhung-cach-hanh-xu-tot-voi-moi-nguoi-luon-la-dieu-quan-trong-ba-me-phai-ghi-nho.jpg

Hướng dẫn trẻ những cách hành xử tốt với mọi người luôn là điều quan trọng ba mẹ phải ghi nhớ

2. Bơi lội: kỹ năng sống cần thiết cho trẻ tiểu học
Bạn không nên suy nghĩ rằng dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học chỉ bó hẹp trong việc dạy kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy những kỹ năng về sự sống còn và vượt qua nguy hiểm (như bơi lội) luôn là cần thiết trong cuộc sống hiện đại.

Theo thống kê của Viện Nhi khoa Mỹ, trẻ em dưới 10 tuổi thường có tỷ lệ tử vong vì đuối nước rất cao. Vì thế, có rất nhiều khuyến cáo được đưa ra, đó là cha mẹ nên dạy con các bài học bơi cơ bản từ năm bé 3 tuổi và nâng dần kỹ năng này theo độ tuổi. Đây cũng là một cách dự phòng để cha mẹ yên tâm hơn về khả năng sống sót của con khi con tham gia những hoạt động dưới nước. Hay xa hơn là kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn, kỹ năng phòng thân khi có những nguy hiểm rình rập như ấu dâm, bắt cóc…

boi-loi-khong-chi-giup-con-khoe-manh-ma-con-phong-tranh-nhung-truong-hop-dang-tiec.jpg

Bơi lội không chỉ giúp con khỏe mạnh mà còn phòng tránh những trường hợp đáng tiếc


3. Kỹ năng phát biểu ý kiến cá nhân
Kỹ năng này vô cùng quan trọng đối với cuộc sống sau này của con và mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu trẻ được tập tành từ nhỏ. Hãy nghĩ đến viễn cảnh con bạn không thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp vì ngại phát biểu trước đám đông. Hoặc phỏng vấn việc làm thất bại vì nói năng không mạch lạc hay mãi không thăng tiến vì không bao giờ diễn đạt rõ ràng ý tưởng của mình…

Do đó, để con trở nên dạn dĩ, mẹ hãy khuyến khích trẻ mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, phản ứng trước những điều con còn thắc mắc và làm điều đó thường xuyên ở trường học. Tạo điều kiện để con tham gia các buổi trò chuyện giao lưu, kết bạn, qua đó giúp con tự tin trước đám đông.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lắng nghe trẻ nói chuyện để điều chỉnh cách phát âm sai, cách đặt vấn đề chưa đúng của trẻ… Dạy trẻ hình thành kỹ năng này ngay từ nhỏ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hình thành thói quen bày tỏ quan điểm cá nhân của bé.

4. Dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học: Dạy trẻ về lòng biết ơn
Việc nuôi con trong một xã hội coi trọng vật chất như hiện nay quả là một điều không dễ dàng! Tuy nhiên, để trẻ đón nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, bạn cũng nên dạy trẻ cách thể hiện lòng biết ơn ngay cả khi con không nhận được những thứ như mong muốn.

Hãy khéo léo gợi nhắc trẻ về công lao của người làm ra hạt gạo, người thợ may cho con quần áo đẹp. Nói về những món quà con được nhận hoặc là bất cứ thứ gì con được hưởng dù phải bỏ tiền ra mua… Không chỉ là sự biết ơn “suông”, cha mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể để con càng cảm thấy trân quý giá trị của lao động.

Đơn giản và gần gũi hơn, bạn có thể dạy trẻ sự biết ơn với những người đang chăm sóc cho chúng. Đó là sự biết ơn cha mẹ đã cho trẻ cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Bạn có thể dạy trẻ bắt đầu từ những câu nói đơn giản, ví như “Cảm ơn mẹ đã nấu món ngon cho con”, hay “Con yêu bố vì đã sửa giúp con món đồ chơi con yêu thích”…

5. Kỹ năng quản lý tiền bạc
Đừng bao giờ để con bạn lớn lên và đi học đại học mà không biết được sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng hay làm thế nào để mở sổ tiết kiệm. Sai lầm lớn nhất của nhiều vị phụ huynh đó là dành thời gian để dạy con cái cách buộc giày, đi xe đạp, lái xe máy mà không đầu tư vào việc dạy con cách quản lý tiền bạc của mình. Đừng nghĩ rằng trẻ có thể tự học được điều này. Việc gì cũng bắt đầu từ những điều cơ bản nhất và tuổi tiểu học là thời điểm lý tưởng để bạn dạy con điều này.

Từ khi trẻ còn nhỏ, bạn hãy dạy con cách tiết kiệm các khoản tiền trẻ kiếm được hoặc được cho như tiền lì xì, tiền công đi mua đồ giúp mẹ, tiền quà vặt… và cách tích lũy theo thời gian. Khi trẻ lớn hơn, hãy dạy con cách dùng và mở các loại thẻ để trẻ biết nhiều hơn về các phương cách hay quy trình quản lý tiền bạc. Nếu con có được nền tảng vững chắc về việc quản lý tiền bạc khi còn nhỏ, chúng có xu hướng trở thành người có trách nhiệm về vấn đề tài chính hơn khi trưởng thành.

Học quản lý tiền bạc từ sớm sẽ giúp con biết cách chi tiêu hợp lý sau này

6. Dạy con kỹ năng trung thực
Sự trung thực là một món quà thực sự mà cha mẹ nên dành tặng con khi dạy kỹ năng sống cho con ở lứa tuổi tiểu học. Con bạn sẽ nhanh chóng “nhiễm” thói quen nói dối từ bạn bè, người xung quanh, thậm chí ngay chính bạn nếu chúng thường xuyên tiếp xúc điều này. Hãy nói với con về giá trị của sự thật, khẳng định rõ ràng với con: nói dối là thói quen rất xấu. Cha mẹ nên là tấm gương về sự trung thực để con trẻ noi theo.

tinh-trung-thuc-phai-duoc-cha-me-ren-tu-be-cho-con-cai

Tính trung thực phải được cha mẹ rèn từ bé cho con cái


Bên cạnh việc không dung túng cho những lời nói dối của trẻ thì bạn cũng đừng quên khen ngợi mỗi khi trẻ nói sự thật. Chú trọng những điều này sớm sẽ giúp con bạn sống trung thực hơn khi chúng khôn lớn.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học càng sớm càng tốt cho quá trình định hình nhân cách của con bạn, giúp trẻ biết cách cư xử, hòa đồng và tự lập hơn. Tuy nhiên, quá trình dạy và học cần diễn ra một cách tự nhiên, vui vẻ để trẻ chủ động học hỏi, từ từ vận dụng chứ không nên gây áp lực hay ép buộc mới mong đạt hiệu quả
.

Theo Theo Marryliving

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang