Đọc thêm: Lật tẩy 13 lời đồn gian dối về vắc xin COVID-19 gây phẫn nộ
Lời đồn 1. Sau khi tiêm vaccine, chúng ta không bị nhiễm virus nữa
Vaccine COVID-19 được phát triển để giúp mọi người không bị mắc bệnh sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, một người đã được tiêm phòng vẫn có thể mang virus, có nghĩa là họ cũng có thể truyền virus cho người khác.
Bởi vì các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu vaccine có ngăn ngừa nhiễm virus hay không, vì vậy dù đã được tiêm vaccine, vẫn nên tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rửa tay và thực hành giãn cách theo khuyến cáo của chính quyền địa phương.
Lời đồn 2. Một khi đã được tiêm phòng, chúng ta có thể sống bình thường trở lại
Thật không may, vì những lý do đã đề cập ở trên, chúng ta vẫn chưa thể trở lại cuộc sống bình thường.
Ảnh minh họa vắc xin COVID-19.
Lời đồn 3. Vaccine sẽ bảo vệ con người khỏi COVID-19 suốt đời
Các nhà khoa học mới chỉ nghiên cứu về loại virus này trong khoảng 1 năm nên chúng ta không biết khả năng miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu. Theo WHO: "Còn quá sớm để biết liệu vaccine COVID-19 có tạo ra sự bảo vệ lâu dài hay không. […] Tuy nhiên, thật đáng khích lệ khi dữ liệu hiện có cho thấy rằng hầu hết những người sống sót sau COVID-19 đều tạo ra phản ứng miễn dịch trong một thời gian dài đủ để bảo vệ họ khỏi sự tái nhiễm - mặc dù chúng tôi vẫn đang tìm hiểu mức độ bảo vệ này hiệu quả như thế nào và tồn tại trong thời gian bao lâu."
Có thể chúng ta sẽ cần tiêm phòng COVID-19 hàng năm giống như với cúm.
Lời đồn 4. Những người có bệnh lý từ trước không thể tiêm vaccine
Điều này là không đúng. Người mắc bệnh nền - bao gồm tim mạch, tiểu đường và bệnh phổi – vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, những người này nên trao đổi với bác sĩ của họ nếu cảm thấy lo lắng.
Trên thực tế, một số bệnh nền như béo phì và tim mạch có thể làm tăng nguy cơ trầm trọng các triệu chứng COVID-19 nên việc tiêm phòng thậm chí còn quan trọng hơn đối với những người này.
Đừng trở thành người tiêu dùng dại dột
Thật khó để tin rằng, cách đây chưa đến 1 năm, COVID-19 và SARS-CoV-2 hoàn toàn chưa được biết đến, nhưng bây giờ chúng ta đã sản xuất được một số loại vaccine khả thi, hiệu quả và an toàn để chống lại chúng.
Trong thời đại internet phát triển như vũ bão này, tin đồn dễ dàng lan rộng một nhanh chóng. Nỗi sợ hãi và lo lắng tạo ra những thuận lợi để những tin đồn cứng đầu và nguy hiểm ngày càng được lan truyền.
Tình hình dịch bệnh và thông tin khoa học ngày càng được cập nhật nhanh chóng, vì vậy tốt nhất hãy luôn cố gắng lấy thông tin từ các nguồn tin cậy và không nên chú ý đến các bài đăng gây hiểu lầm trên mạng xã hội.
Có một ngoại lệ là những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine thì không nên tiêm. Bất kỳ ai đã từng bị dị ứng với bất kỳ loại vaccine nào trong quá khứ cần phải trao đổi với bác sĩ.
Tuy nhiên, CDC khuyến cáo "những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng không liên quan đến vaccine hoặc thuốc tiêm - chẳng hạn như dị ứng thức ăn, vật nuôi, nọc độc, môi trường hoặc vật liệu cao su – vẫn nên tiêm phòng. Những người có tiền sử dị ứng với thuốc uống hoặc tiền sử gia đình có phản ứng dị ứng nghiêm trọng cũng có thể được tiêm phòng".
Lời đồn 5. Người có hệ miễn dịch yếu không thể tiêm vaccine
Vì vaccine không chứa virus còn sống nên không thể gây bệnh. Do đó, những người có hệ miễn dịch yếu vẫn có thể được tiêm phòng. Tuy nhiên, họ có thể không tạo được mức độ miễn dịch giống như những người khoẻ mạnh.
CDC lý giải rằng một số người có hệ miễn dịch yếu cũng đã tham gia vào các thử nghiệm vaccine:
"Những người bị suy giảm miễn dịch có thể được tiêm phòng vaccine COVID-19 nếu họ không có chống chỉ định. Tuy nhiên, họ nên được tư vấn về sự an toàn và hiệu quả của vaccine khi chúng ta còn chưa rõ tác dụng của chúng đối với những người này".
Lời đồn 6. Người cao tuổi không thể tiêm vaccine
Đây là một lời đồn. Hiện tại, ở hầu hết các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine, người cao tuổi đang là đối tượng được ưu tiên, vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Cụ bà Margaret Keenan người Anh (90 tuổi) được tiêm vaccine ngừa Covid-19. (Ảnh: AP)
Ngoài ra, một số thử nghiệm lâm sàng có bao gồm các nhóm nhỏ trong đó có người cao tuổi để kiểm tra tính an toàn của vaccine.
Ở Na Uy, 23 người già yếu đã chết ngay sau khi họ được chủng ngừa Pfizer-BioNTech. Có lẽ đây là lý do khiến tin đồn này đang được quan tâm.
Cơ quan Thuốc Na Uy (NOMA) hiện đang tiến hành điều tra. Steinar Madsen, giám đốc y tế tại NOMA tin rằng các phản ứng phụ thông thường, chẳng hạn như sốt, buồn nôn và tiêu chảy, "có thể làm trầm trọng thêm bệnh lý có từ trước ở người cao tuổi".
Ông cũng giải thích "đây là những trường hợp rất hiếm, và chúng xảy ra ở những bệnh nhân rất yếu có bệnh nền nghiêm trọng. Chúng tôi hiện đang yêu cầu các bác sĩ tiếp tục tiêm vaccine nhưng phải tiến hành đánh giá thêm đối với những người mà bệnh nền của họ có thể trở nên trầm trọng hơn."
Biên dịch: Lê Thị Ánh Kim (thành viên dự án Thực phẩm Cộng đồng)
Hiệu đính: BS. Hà Xuân Nam, Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, Hà Nội
Dự án "Thực phẩm Cộng đồng" https://thucphamcongdong.vn/ cung cấp kiến thức khoa học thường thức, chính xác, khách quan và đáng tin cậy về thực phẩm, dinh dưỡng và sức khoẻ cho người Việt với mong muốn lan tỏa tri thức, chung tay vì sức khỏe cộng đồng. Hệ thống kiến thức của Dự án được tổng hợp, biên phiên dịch và cập nhật thường xuyên từ nguồn thông tin khoa học uy tín, chuẩn xác bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước đang làm việc trong lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm và các ngành liên quan.
Theo soha.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.