7 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói và thèm ăn vặt, nguyên nhân thứ 2 ngày càng phổ biến trong cuộc sống

Hormone trong cơ thể có thể khiến bạn cảm thấy đói bụng và thèm ăn vặt vào nhiều thời điểm trong ngày.

Dưới đây là một số lý do chủ yếu gây nên cảm giác thường xuyên thèm ăn khó chịu này:

b1

1. Không ăn no

Lý do đầu tiên khiến bạn thường xuyên đói sau bữa ăn là không ăn no. Những người đang trong quá trình giảm cân thường gặp phải tình trạng này. Để duy trì cảm giác no lâu hơn, bữa ăn cần hội tụ đủ nhiều chất dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo lành mạnh đến từ các loại hạt, quả bơ, dầu ô liu và chất xơ.

Theo Jac Sowa, chuyên gia dinh dưỡng, giảng viên tại trung tâm NYU Langone Health kiêm người sáng lập trang web SoWell Health, thức ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh và các loại carb phức tạp như bột yến mạch sẽ khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa, giúp hạ đường huyết, từ đó duy trì cảm giác no lâu hơn.

2. Stress

Áp lực vì công việc, gặp phải nhiều vấn đề về mối quan hệ gia đình, bạn bè là tình trạng chung của hầu hết mọi người. Cơ thể bạn phản ứng với sức ép này bằng cách gây stress.

Chuyên gia Sowa đã chỉ ra, những người cảm thấy đói vì căng thẳng thường tìm đến những thực phẩm chứa nhiều carb. Khi bị stress, các hormone gây cảm giác thèm ăn như cortisol và ghrelin sẽ tăng đột biến. Để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người nên áp dụng một số phương pháp thư giãn như tập thể dục, đi dạo trong không gian thoáng mát.

a2

Những người cảm thấy đói vì căng thẳng thường tìm đến những thực phẩm chứa nhiều carb.

3. Thường xuyên bị kích thích

Vô tình xem qua một vài bài đăng giới thiệu món ăn cũng có thể làm bạn đói. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đang phát hiện, chỉ cần xem hình ảnh về thực phẩm cũng có thể kích thích bộ não của con người và tạo cảm giác đói. Một khi bị hấp dẫn, bạn sẽ khó thể thoát ra khỏi những hình ảnh tưởng tượng về hương vị tuyệt vời của món ăn.

Theo chuyên gia Sowa, thay vì dành thời gian xem những thực phẩm kém lành mạnh, mọi người hãy tìm kiếm công thức hoặc giới thiệu cách chế biến các món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.

4. Ăn quá nhanh

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy, khi phụ nữ tiêu thụ một loại thực phẩm trong lúc đi bộ, họ sẽ hấp thụ lượng calo nhiều gấp hơn 5 lần so với việc ăn thức ăn cùng loại khi đang ngồi.

Theo chuyên gia Albers, bạn không thể tập trung vào việc ăn uống khi bị xao lãng. Do đó, hãy dành một chút thời gian chú trọng vào bữa ăn như cảm nhận bàn chân đang chạm lên sàn, lưng tựa thoải mái vào ghế và hít thật sâu trước khi dùng bữa.

a3

Hãy dành một chút thời gian chú trọng vào bữa ăn như cảm nhận bàn chân đang chạm lên sàn, lưng tựa thoải mái vào ghế và hít thật sâu trước khi dùng bữa.

5. Buồn chán

Không chỉ stress, cảm giác buồn chán cũng có thể khiến bạn lục tủ lạnh liên tục để tìm kiếm đồ ăn. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, sự nhàm chán có mối quan hệ mật thiết tới thói quen ăn uống kém lành mạnh.

Khi buồn chán, bạn không thực sự thèm khát một cái gì đó cụ thể. Bạn có thể đi lang thang quanh nhà bếp, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những gì bản thân đang thực sự muốn và rồi vô tình nhìn thấy gói snack trong ngăn tủ. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên dùng thời gian rảnh rỗi để thực hiện những thói quen tốt như làm vườn, đọc sách báo hoặc chơi thể thao.

6. Kháng insulin

Nếu mọi người thực sự thấy cơn đói không liên quan đến những lý do trên, hãy đến bác sĩ để kiểm tra xem bản thân có bị kháng insulin hay không. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi bị kháng insulin, các tế bào trong cơ thể sẽ không phản ứng với chất này như bình thường, buộc tuyến tụy phải sản sinh nhiều insulin hơn mức cần thiết để các tế bào hấp thụ glucose.

a4

Nếu mọi người thực sự thấy cơn đói không liên quan đến những lý do trên, hãy đến bác sĩ để kiểm tra xem bản thân có bị kháng insulin hay không.

Khi tiêu thụ thực phẩm, lượng đường trong máu của bạn tăng lên kết hợp với hàm lượng insulin cao sẽ kích thích cảm giác thèm ăn. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập thể dục có thể giúp ngăn chặn tình trạng này.

7. Tiêu thụ thực phẩm không phù hợp

Theo một nghiên cứu từ Weill Cornell Medicine, khi những người mắc bệnh tiểu đường bổ sung protein và rau quả trước khi hấp thụ các loại carb đơn giản, lượng insulin và glucose trong cơ thể họ sẽ giảm đáng kể so với việc tiêu thụ thực phẩm ngược lại sau bữa ăn. Do đó, nếu bạn dùng thức ăn chứa ít đường trước, chúng sẽ giữ kiểm soát insulin và không gây đói.

(Nguồn: Pre)

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang