Ngày nay chúng ta thường giảm chất lượng ngủ vì mải dành thời gian cho công việc, cho các mối quan hệ hoặc thậm chí là cho các chương trình giải trí. Nhưng nếu không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng tốc độ lão hóa... thậm chí giảm tuổi thọ.
Trong cuộc sống, có một số nguyên nhân có thể tác động, ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bạn. Bao gồm:
1. Đi ngủ mà sử dụng đèn ngủ
Một số người cảm thấy bất an khi đi ngủ vì vậy ban đêm phải sử dụng đèn ngủ. Tuy nhiên, thói quen tưởng chừng rất bình thường này thực chất lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Ngủ trong môi trường có ánh sáng vào ban đêm, tuyến tùng của não người sẽ không thể tiết ra đủ melatonin. Melatonin có tác dụng làm tăng cảm giác buồn ngủ, điều hòa nhiệt độ cơ thể, tăng cường miễn dịch... vì vậy mở đèn ban đêm sẽ gây khó ngủ hơn.
Ngoài ra, bật đèn ngủ vào ban đêm còn làm tăng nguy cơ rối lọan đồng hồ sinh học. Các chuyên gia người Anh cũng nhấn mạnh tác dụng của việc tránh xa ánh sáng đèn ngủ giúp điều hòa cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tiểu đường, trầm cảm và béo phì.
Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, việc bật đèn đi ngủ còn có thể khiến trẻ em tiết ra androgen, làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
2. Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Chùm chăn kín đầu khi ngủ chắc chắn sẽ mang lại cảm giác ấm áp hơn rất nhiều vào mùa đông. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả một người khỏe mạnh cũng có thể đào thải hàng chục tỷ vi khuẩn và vi rút trong một đêm thông qua việc thở và ho. Thói quen ngủ chùm kín chăn trong thời gian dài, bạn rất dễ bị nhiễm các chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh, dễ gây viêm đường hô hấp và các bệnh ngoài da.
Ngoài ra, y học Trung Quốc cho rằng giữ đầu mát rất tốt để cải thiện giấc ngủ. Ngược lại, giữ đầu nóng và bí sẽ làm giảm oxy, gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn vào ngày hôm sau.
3. Thở bằng miệng khi ngủ
Thở bằng mũi là tư thế thở đúng nhất. Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi để phổi có nhiều thời gian hấp thu ôxy và cân bằng pH máu. Ngoài ra, hốc mũi và các xoang, có tác dụng lọc và làm ấm không khí trước khi đi vào phổi, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn, vi rút trước khi đi vào trong cơ thể.
Ngược lại, thói quen thở bằng miệng khi ngủ sẽ dẫn tới một số thay đổi cơ bản về khuôn mặt như môi trên kéo lên cao và hàm dưới giữ ở tư thế mở, lưỡi bị hạ thấp xuống sàn miệng và bị đẩy ra trước. Ngoài ra, khi thở qua miệng, lượng oxy sẽ được hấp thụ kém hơn so với thở qua mũi. Chính vì vậy khi ngủ bạn nên từ bỏ thói quen thở bằng đường miệng.
4. Nằm ngửa ngủ khi say rượu
Theo bác sĩ Zhang Yingqi (bác sĩ trưởng khoa cấp cứu của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Y Hà Bắc): Điều quan trọng nhất mà những người say rượu cần nhớ khi ngủ là nên nằm nghiêng, tránh nằm ngửa. Lý do là bởi những đối tượng này thường ngủ li bì khi đang no và dễ nôn mất kiểm soát. Nếu bạn nằm ngửa, chất nôn không được loại bỏ, dễ xâm nhập vào đường hô hấp. Hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí gây ngạt thở, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng người say.
Đối với những người đã uống rượu và tỉnh táo, bác sĩ khuyên tốt nhất nên đợi rượu tỉnh lại rồi mới đi tắm và ngủ. Nếu ngủ nên nằm nghiêng.
Đối với người say rượu li bì, người thân nên ở bên cạnh, đánh thức họ sau mỗi 2 giờ, cho uống một chút trà hoặc nước ấm cho đến khi tỉnh táo.
5. Đi ngủ mà tóc chưa khô
Ngủ với mái tóc ướt sẽ kiến hơi ẩm trên da đầu tăng cao và làm thay đổi thân nhiệt. Từ đó khiến bạn tăng nguy cơ đau đầu. Ngoài ra, để tóc còn ướt đi ngủ sẽ gây rụng tóc, nhiễm trùng da. Làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Từ đó, virus, vi khuẩn dễ dàng tấn công cơ thể hơn.
6. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Kết quả nghiên cứu được các chuyên gia từ Đại học Phúc Đán Đại học Giao thông Thượng Hải và Đại học Thanh Đảo công bố trên tạp chí quốc tế hàng đầu "Journal of Alzheimer Disease and Dementia" cho thấy: Thời gian ngủ quá ngắn hoặc quá dài có thể khiến não bị lão hóa sớm. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Ngủ quá lâu không chỉ khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc mà còn gây ra các bệnh về tim mạch, đường tiêu hóa, ngủ quá ít sẽ khiến làn da của bạn bị lão hóa nhanh hơn và trí nhớ cũng kém đi.
Theo các chuyên gia. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên ngủ hơn 12 giờ một ngày. Thanh thiếu niên dưới 18 tuổi nên ngủ 9-10 giờ mỗi ngày. Người lớn trên 18 tuổi ngủ 7-8 giờ mỗi ngày.
7. Xem điện thoại quá lâu trước khi ngủ
Trước khi đi ngủ cần tránh vận động quá sức, ăn quá no... và đặc biệt là sử dụng điện thoại. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy, những người tiếp xúc với bức xạ điện thoại khoảng 3 tiếng trước khi ngủ sẽ bị mất ngủ. Lý do bởi sóng điện thoại và ánh sáng xanh sẽ gây hưng phấn thần kinh giao cảm, ảnh hưởng đến giấc ngủ, phá hủy chất lượng giấc ngủ.
Hơn nữa, việc dùng điện thoại trước khi ngủ sẽ làm da mất đi lượng lớn độ ẩm do các tia bức xạ phát ra. Nếu điều này xảy ra liên tục sẽ làm da gặp phải nhiều vấn đề như tích tụ sắc tố, ra dầu trên mặt và mụn trứng cá.
Nguồn: Aboluowang, QQ
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.