Ai cũng có thể mắc căn bệnh đã khiến Selena Gomez phải ghép thận. Đọc bài viết để cảnh giác ngay từ bây giờ

Lupus ban đỏ được hiểu là một bệnh tự miễn đa cơ quan, tức là khi nhiễm bệnh sẽ làm rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể bị tổn thương. Khá bất ngờ khi căn bệnh tai quái này rất phổ biến nhưng nhiều người trong chúng ta còn không biết nó là gì.


Selena Gomez vừa trải qua ca phẫu thuật ghép thận chữa bệnh lupus ban đỏ

Ai cũng có thể là nạn nhân của Lupus ban đỏ

Mấy ngày gần đây, nữ minh tinh Selena Gomez  đã gây chấn động làng giải trí thế giới khi đăng tải tấm ảnh sau ca ghép thận của mình. Vào năm 2016, ngôi sao 25 tuổi này từng phải hủy chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới vì căn bệnh lupus ban đỏ. Cô đã bị hành hạ bởi nhiều cơn đau, lo âu và trầm cảm trong suốt thời gian dài.

Selena Gomez không phải minh tinh duy nhất mắc căn bệnh này. Trước đó, ca sĩ Lady Gaga cũng chia sẻ về kết quả kiểm tra sức khỏe của mình trong chương trình trò chuyện với Larry King. Theo đó, nữ ca sĩ đã dương tính với bệnh lupus ban đỏ vì nguyên nhân di truyền. Chia sẻ với tạp chí Times, Lady cho biết, bà cô của cô đã qua đời vì lupus ban đỏ dù đã cố gắng chữa chạy hết sức.

Nick Cannon, MC kỳ cựu của hàng loạt chương trình ăn khách của nước Mỹ cũng là một "nạn nhân" điển hình của căn bệnh này. Lupus ban đỏ từng gây ra chứng viêm thận và tắc ống phổi cho cơ thể anh.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, nơi chủ yếu điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ các tỉnh phía Bắc, mỗi năm trung tâm tiếp nhận từ 400-500 người mắc lupus ban đỏ, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.


Lupus không phải căn bệnh hiếm gặp bởi theo thống kê, cứ 250 người sẽ có 1 người mắc bệnh. Ảnh Internet.

Lupus ban đỏ là bệnh gì?

Lupus ban đỏ là căn bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. GS Gary Gilkeson (Đại học Y Nam Carolina) cho biết: "Bình thường, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào xấu, vi khuẩn, virus gây bệnh để bảo vệ chúng ta. Nhưng khi mắc lupus ban đỏ, quá trình này bị rối loạn sẽ quay lại tấn công các tế bào khỏe mạnh gây nên tổn thương mô và các cơ quan, đặc biệt là thận".

Đây không phải căn bệnh hiếm gặp bởi theo thống kê, cứ 250 người sẽ có 1 người mắc bệnh. Căn bệnh hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 5 triệu người trên thế giới, trong đó có khoảng 1-2 triệu người Mỹ.


Đây là căn bệnh mãn tính gây rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Những ai có nguy cơ mắc Lupus cao nhất?

Theo Tổ chức Lupus của Mỹ, nữ giới thường dễ mắc bệnh này hơn nam giới với tỉ lệ 9:1. Trong đó, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ từ 14-45 tuổi là có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên. 

Đây là bệnh mãn tính nên bệnh nhân phải chấp nhận chung sống với nó cả đời. Sau khi cơ thể bị nhiễm lupus ban đỏ, nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, đúng cách thì bệnh có thể ổn định trong cả chục năm. Nhưng nhiều trường hợp bệnh nhân cũng chỉ sống thêm được vài tháng hoặc vài năm.

Nguyên nhân gây ra bệnh Lupus 

Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Nhưng theo kết quả của nhiều nghiên cứu, khả năng bệnh lupus ban đỏ được gây ra do 3 nguyên nhân chính là di truyền, giới tính và yếu tố môi trường.

Bác sĩ Gilkeson thuộc Đại học Y Nam Carolina cho biết, hơn 90% bệnh nhân mắc lupus ban đỏ trên thế giới là phụ nữ. Căn bệnh phổ biến hơn ở nữ giới người gốc Tây Ban Nha, Châu Phi, trong khi phụ nữ da trắng lại ít có nguy cơ mắc bệnh này.

Thêm vào đó, 20% số ca mắc bệnh đều có cha, mẹ hoặc anh chị em ruột trong gia đình mắc lupus ban đỏ. Người bị lupus cũng có thể có các thành viên trong gia đình mắc các bệnh tự miễn dịch khác.

Ngoài ra, yếu tố môi trường như phơi nắng, trầm cảm...và phản ứng với thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Cũng như các bệnh tự miễn khác, người bị bệnh lupus sẽ trải qua những đợt bùng phát bệnh và sau đó là những đợt bệnh thuyên giảm. Và bởi những triệu chứng sớm của bệnh cũng gần giống như triệu chứng của nhiều bệnh khác nên lupus ban đỏ thường dễ bị bỏ qua. 

Cảnh giác với bệnh không bao giờ là thừa

Mặc dù y học thế giới đã phát triển nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được thuốc chữa dứt điểm căm bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có cách để kiểm soát bệnh bằng các loại thuốc đặc trị nhằm giảm thiểu biến chứng và hạn chế tổn thương nội tạng.

Cảnh giác với bệnh ngay từ bây giờ không bao giờ là thừa. Chúng ra nên sớm thay đổi lối sống của mình như ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng: sắt, kẽm, vitamin... 

Nên chăm chỉ tập thể dục, thư giãn, giữ tinh thần và tâm trạng vui vẻ. 

Khi ra đường cần sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng, kính râm và tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. 

Đừng ngại ngần nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi bạn thấy không khỏe.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang