1 thói quen ảnh hưởng rất lớn đến thành công của trẻ trong tương lai, bất kể trẻ sinh ra trong gia đình giàu có hay không

(lamchame.vn) - Cha mẹ nên rèn cho con điều này ngay từ khi còn nhỏ.

Ảnh minh họa.

3. CHO TRẺ TỰ CHỌN SÁCH

- Giai đoạn mang thai và trẻ dưới 1 tuổi: bạn chọn sách theo chủ đề bạn yêu thích. Khuyến khích các chủ đề về cuộc sống, câu chuyện nhân nghĩa.

- Trẻ 1-3 tuổi: Bạn có thể giúp trẻ chọn sách trong giai đoạn này, tập trung chủ đề về các hoạt động hằng ngày trong cuộc sống.

- Trẻ 3-6 tuổi: khuyến khích trẻ chọn sách, hỏi lý do trẻ chọn và thảo luận thời gian đọc quyển sách mới đó. VD, Bin này, mẹ cũng thấy quyển này hay đó. Tối nay mình cùng đọc nhé! Càng thoả thuận sớm thời gian đọc sách, càng giúp trẻ thích đọc quyển sách trẻ vừa chọn. Trên kệ sách nên để sách bạn và trẻ cùng chọn, và sách trẻ chọn.

- Trẻ 6-10 tuổi. Độ tuổi này bạn cần quy định rõ thể loại sách trẻ cần đạt trong tháng. VD, 2 thể loại/tháng. Bạn cần cho trẻ biết rõ là truyện tranh chỉ là 1 thể loại. Trẻ cần phải chọn thêm 1 thể loại khác để đọc nữa.

4. TƯƠNG TÁC VỚI TRẺ KHI ĐỌC SÁCH

- Trẻ dưới 6 tuổi: Đọc sách lúc này nên hiểu là khoảng thời gian giao tiếp tích cực giữa bạn và trẻ. Không cần quyển sách đó ra sao hoặc phải đọc từ đầu đến cuối. Điều quan trọng là trẻ có quan tâm đến 1 điểm nào trong quyển sách khi đọc, trẻ có lập lại hoặc hỏi về nó. Với trẻ, đọc sách là 1 trò chơi, cha mẹ chính là người chơi cùng trẻ và quyển sách là 1 công cụ để lôi kéo sự chú ý và sự phát triển của trẻ. Với trẻ lớn nên được cho tự chọn sách và thảo luận về những điều được nói trong sách khi đọc hoặc khi lựa chọn.

- Trẻ từ 6-10 tuổi: Ngoài những giao tiếp tích cực trong đọc sách như hỏi, đáp và thảo luận. Đọc sách lúc này cũng nên cho trẻ hiểu như 1 công cụ quan trọng để tìm hiểu kiến thức, phát triển tư duy phản biện. Điều này có thể thực hiện thông qua hướng trẻ tìm hiểu về các kiến thức phổ thông, trả lời 1 vấn đề, kỹ năng tra cứu thông tin từ sách và internet.

5. ĐỌC SÁCH NÊN VÀO 1 THỜI GIAN CỐ ĐỊNH, THƯỜNG XUYÊN MỖI NGÀY

Đọc sách nên làm thường xuyên, vào 1 giờ cố định trong ngày. Đừng làm nó theo hứng hoặc theo cảm tính. Làm nó thành 1 việc làm hằng ngày sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách. Đó là bước đầu tiên mà não bộ trẻ phát triển tình yêu với sách.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU