5. Đừng quên nói lời "cảm ơn" và "xin lỗi"
Nếu không được bố mẹ dạy từ bé, không có một môi trường gia đình và thói quen nói lời cảm ơn, xin lỗi thì lớn lên con trẻ sẽ rất khó khăn để nói ra các cụm từ này một cách chân thành.
6. Không chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm vào người đối diện
Khi đang nói chuyện với người khác, nhất là người lớn tuổi hơn, việc chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm vào họ là rất mất lịch sự. Cách tốt hơn là cho con thử trải nghiệm cảm giác khó chịu đó. Khi con đã hiểu và biết được cảm giác này, con sẽ nhớ và không hành động như thế nữa.
7. Khi con ngủ dậy ở nhà người khác cần gấp chăn màn
Nhiều bé ngủ chung với bố mẹ nên khi thức dậy cha mẹ sẽ làm việc này thay con. Thành ra trẻ không ý thức được việc phải dọn dẹp lại giường ngủ khi thức dậy.
8. Không bình phẩm, chê bai về ngoại hình của người khác
Trời sinh ra mỗi người một vẻ bề ngoài khác nhau và không phải ai may mắn để có được diện mạo xinh xắn, ưa nhìn. Nhưng không phải vì thế mà người ta có quyền chê bai hay miệt thị ngoại hình của những người không được dễ coi. Vì vậy, trẻ cần được dạy không bao giờ được bình phẩm về ngoại hình của người khác từ khi còn nhỏ để tránh thói quen xấu sau này.
9. Không chóp chép hoặc mở miệng khi nhai thức ăn
Hành động này khiến những người ngồi ăn cùng cảm thấy khó chịu. Nếu không chỉ dạy cho con từ nhỏ thì sau này sẽ hình thành thói quen và con khó lòng mà từ bỏ được.
10. Mượn đồ của người khác hãy nhớ trả lại
Đó là chữ tín. Người cho mượn sẽ cảm thấy tin tưởng và vui vẻ nếu con giữ đúng lời hứa của mình. Nếu chỉ mượn mà không trả sẽ để lại ấn tượng xấu trong họ và chắc chắn con sẽ không giữ được mối quan hệ tốt với người đó.
Để trẻ làm được những điều này, cha mẹ cũng nên làm gương cho con. Cha mẹ thường xuyên thực hiện hành động tốt, lặp đi lặp lại giúp trẻ học theo. Điều này cũng rất có ích cho sự phát triển tính cách trong tương lai của bé.