6. Vitamin A
Vitamin A giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện các cơ quan như tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Bổ sung vitamin A đúng cách còn giúp hạn chế nguy cơ đẻ non, sinh con nhẹ cân. Đối với sức khỏe mẹ bầu, vitamin A còn tốt cho sự phục hồi của cơ thể mẹ sau sinh.
Tuy nhiên bà bầu cần uống đúng liều lượng, không lạm dụng. Bà bầu chỉ nên bổ sung tầm 750mcg vitamin A mỗi ngày. Mẹ có thể bổ sung nguồn vitamin A tự nhiên từ rau xanh, các loại củ màu đỏ vàng như bí đỏ, cà rốt, quả gấc…
7. Vitamin B1
Vitamin B1 là một vi chất dinh dưỡng cho bà bầu cực kỳ quan trọng. Chất dinh dưỡng này góp phần chuyển hóa glucid nhằm ngăn chặn bệnh tê phù. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 1,4mg vitamin B1 mỗi ngày, bằng các thực phẩm chứa nhiều thiamine như gạo nguyên cám, các loại đậu, thịt nạc, cá hồi hoặc các sản phẩm uống bổ sung.
8. Vitamin B2
Thai phụ cần cung cấp cho cơ thể 1,5mg vitamin B2 hằng ngày. Loại vitamin này thường có trong thịt động vật, sữa, các loại rau củ và đậu.
9. Vitamin B6
Phụ nữ mang thai nên bổ sung 1,6 đến 2mg vitamin B6 mỗi ngày để giúp giảm tình trạng ốm nghén, buồn nôn này. Vi chất này đóng vai trò góp phần phát triển nhận thức của thai nhi. Nó còn giúp chuyển hóa glucose, tăng cường hệ thống miễn dịch và tạo hồng cầu.
10. Vitamin B12
Vi chất dinh dưỡng này đóng một vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của thai phụ. Phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 2,6mcg đến 2,8mcg vitamin B12 mỗi ngày.
Chất này hỗ trợ cơ thể cấu tạo nên những tế bào hồng cầu tốt. Đồng thời chúng còn giúp tạo ra những tế bào thần kinh khỏe mạnh. Điều này giúp ích cho việc phát triển của tủy sống và não của thai nhi. Bên cạnh việc tạo ra, vitamin B12 còn hỗ trợ các tế bào này hoạt động và phát triển mạnh mẽ hơn.
11. Omega 3
Đây là vi chất dinh dưỡng được biết đến là cần thiết cho sự phát triển trí não, võng mạc mắt. Bà bầu nên bổ sung từ 1,3 đến 1,4g omega 3 trong quá trình mang thai. Thai phụ có thể bổ sung omega 3 qua các loại cá. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần tránh các loại các lớn, thay vào đó nên lựa chọn những loại cá da trơn, cá hồi, tôm… Những loại cá biển thường có hàm lượng thủy ngân cao.
12. Kẽm
Kẽm đóng vai trò trong quá trình tạo ra các enzyme quan trọng. Các enzyme này giúp chuyển hóa glucid, lipid, protein và axit nucleic. Hãy bổ sung 11mg kẽm mỗi ngày để tránh tình trạng sảy thai do bong rau non. Kẽm còn giúp thai nhi tránh nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ hay thai vô sọ, nứt đốt cột sóng.
13. Vitamin C
Đây là vi chất dinh dưỡng quan trọng mà nhiều mẹ không chú ý đến. Vitamin C là loại chất dinh dưỡng quen thuộc, với tác dụng nổi bật chính là tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh. Song song đó, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu chất sắt. Khi đang trong thai kỳ, mỗi thai phụ nên bổ sung 80mg vitamin C và 100mg khi đang trong giai đoạn cho con bú. Vitamin C có nhiều nhất trong ổi, cam, bưởi, rau xanh.
14. Vitamin E
Ngoài tác dụng của vitamin E đối với sắc đẹp, chất dinh dưỡng này cũng rất tốt với phụ nữ mang thai. Đây là vi chất dinh dưỡng có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại; giúp cơ thể thai phụ cân bằng được prolactin, hỗ trợ hệ thống sinh sản được hoạt động tốt hơn; góp phần hỗ trợ, tăng sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho thai phụ; các thai phụ có tiền sử bị đông máu trong mạch nên bổ sung vitamin E vì chúng giúp ngăn ngừa tình trạng này.