Ảnh minh họa.
2. Thích trở thành "cha mẹ toàn năng"
"Con tôi không phải làm gì cả, tôi có thể lo hết", "tôi sẽ không để con tôi phải lo lắng bất cứ điều gì ngoại trừ việc học", đó là những câu nói phổ biến nhất của các bậc "cha mẹ toàn năng". Họ sẽ chu cấp cho con mọi thứ từ đồ ăn thức uống, nhà cửa, phương tiện đi lại cho đến việc học tập, công việc và thậm chí cả bạn đời đều do họ sắp xếp.
Thông thường, những bậc cha mẹ này cảm thấy tự hào khi một tay mình có thể làm hết mọi thứ cho con cái. Tuy nhiên, họ không biết rằng mình sẽ nuôi dạy ra những "đứa trẻ khổng lồ" không có khả năng tự chăm sóc bản thân, không có ý kiến riêng và quen dựa dẫm vào người khác. Cuối cùng, rất có thể chúng không thể tự sinh tồn, dựa dẫm vào cha mẹ tới già.
3. Đặt ra quy tắc cho con cái
Theo kết quả danh sách tự kiểm tra về hành vi "không đủ tiêu chuẩn" của cha mẹ do tờ Nhân dân Nhật báo công bố, hơn 60% phụ huynh ở Trung Quốc không thiết lập các quy tắc với con cái hoặc không kiên quyết thực hiện các quy tắc mà nhau đã thỏa thuận. Vì vậy, trẻ em khó kỷ luật, chúng trở thành những người độc đoán và tự cho mình là trung tâm của cả nhà.
Một số cha mẹ tin rằng, gia đình chỉ nói về tình cảm, không thiên về lí trí, do đó không đặt ra các quy tắc cho con cái.
Tuy nhiên, giáo sư Li Meijin - một chuyên gia về tâm lý trẻ vị thành niên ở Trung Quốc tiết lộ: "Những đứa trẻ từ nhỏ không bị kỷ luật sẽ là những đứa trẻ thất học và dễ lạc lối".
Suy cho cùng, những đứa trẻ không bị ràng buộc bởi các quy tắc, luật lệ từ khi còn nhỏ sẽ không hiểu được điều gì có thể và không thể làm được, thậm chí có thể vi phạm pháp luật mà không hề hay biết.
Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có sự phát triển trí tuệ và tâm lý khác nhau. Ví dụ, khi trẻ từ 3 đến 8 tuổi, cha mẹ dễ dàng uốn nắn chúng theo các quy tắc. Thế nhưng, khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên từ 10 tuổi trở lên, sự cằn nhằn, dạy bảo của cha mẹ sẽ không được trẻ chấp nhận.
Vì vậy, cha mẹ cần điều chỉnh cách dạy con theo từng giai đoạn sao cho phù hợp với quá trình trưởng thành của con nhất.