Muốn con có EQ cao, cha mẹ cần thay đổi từ chính hành vi của bản thân. (Ảnh minh họa)
Ví dụ, nếu cha mẹ có vấn đề với người hàng xóm ở tầng dưới, sau đó nói xấu họ với con. Rồi lần sau khi đứa trẻ nhìn thấy người hàng xóm này, con sẽ kể hết những điều mà cha mẹ đã nói với đối phương. Điều này có thể mang lại tình huống khó xử cho cả cha mẹ, con và hàng xóm. Tệ hơn là về lâu dài, khi nhìn thấy cha mẹ nói xấu hết người này đến người khác, con cũng sẽ có suy nghĩ xấu về những người xung quanh. Lớn lên, con dễ hình thành tính cách đa nghi, khó tin tưởng với người khác vì từ khi còn bé, con đã nghĩ rằng những người xung quanh ai cũng đều là người xấu.
3. Cha mẹ phàn nàn hằng ngày
Một số cha mẹ không bao giờ biết cách tạo ra một môi trường giáo dục tốt hơn cho con mình. Họ chỉ thể hiện sự bất mãn với cuộc sống cũng như áp lực mà họ phải gánh chịu trước mặt con cái. Những đứa trẻ này khi lớn lên chắc chắn không chỉ có EQ thấp mà còn thường xuyên buồn bã, bi quan về thế giới xung quanh. Bởi từ cách giáo dục của cha mẹ, trẻ đã không thể nhìn thấy được khía cạnh tích cực của cuộc sống.
Nhìn chung, cha mẹ phải là người dẫn đường cho sự trưởng thành của con, chứ đừng kìm hãm đứa trẻ. Đừng để hành động và lời nói của mình khiến đứa trẻ đánh mất tấm lòng tốt đẹp ban đầu, từ đó biến chất thành người ích kỷ, không biết quan tâm đến cảm xúc của người khác và bi quan khi lớn lên. Vì vậy, nếu cha mẹ thấy mình có những dấu hiệu trên thì hãy cân nhắc dừng lại. Điều này không chỉ ngăn chặn con trở thành một người lớn EQ thấp, mà còn giúp con con có cơ hội phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng khác.