4 kiểu người mẹ này có thể khiến con cái "khiếm khuyết tình cách": Thay đổi ngay trước khi quá muộn

(lamchame.vn) - Những kiểu mẹ này không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Ảnh minh hoạ

02. Kiểu mẹ kiểm soát - Dễ nuôi dưỡng những đứa trẻ mang tính cách né tránh

Biểu hiện của mẹ

Do bản năng bảo vệ con, hoặc do nỗi sợ bị bỏ rơi vì không thể kiểm soát cuộc sống của mình, cùng với sự phụ thuộc quá mức vào con, một số bà mẹ khao khát kiểm soát hoàn toàn hành vi của con và khó chịu khi phải tách rời con dù chỉ trong thời gian ngắn.

Tâm lý của trẻ

Trong tình huống này, trẻ dễ phát triển thành những "đứa trẻ khoảng cách". Chúng không ngại sự gần gũi nhưng luôn giữ một khoảng cách nhất định với người khác. Trẻ có thể cho phép mẹ ôm mình nhưng luôn quay mặt đi, không để mẹ hôn. Bởi vì chúng sợ rằng sự thân mật quá mức sẽ khiến mình không thể thoát khỏi sự kiểm soát của mẹ.

Khi trưởng thành, những đứa trẻ này dễ hình thành tính cách né tránh. Chúng có xu hướng lẩn tránh cuộc sống gia đình bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như dành nhiều thời gian cho công việc, yêu thích các công việc thường xuyên đi công tác, hoặc luôn chúi đầu vào sách báo, ti vi.

Chúng cần không gian riêng và yêu thích những mối quan hệ tự do thoải mái. Khi bạn đời cố gắng duy trì sự thân mật hoặc đòi hỏi nhiều hơn, chúng thường rút lui ngay lập tức, thậm chí nổi giận: "Sao em cứ dai dẳng thế? Em đòi hỏi quá nhiều rồi đấy!".

Mỗi người đều cần có cuộc sống của riêng mình. Việc bạn và con "nương tựa lẫn nhau" chỉ là tạm thời. Xem con là "người tình nhỏ" của mình chỉ khiến cả mẹ và con đều cảm thấy bị ràng buộc vô hình.

03. Kiểu mẹ thờ ơ - Dễ nuôi dưỡng những đứa trẻ mang tính cách theo đuổi

Biểu hiện của mẹ

Một số bà mẹ do bận rộn hoặc do tính cách, thường thiếu kiên nhẫn. Họ luôn muốn nhanh chóng thoát khỏi gánh nặng dạy dỗ con cái, vì vậy thường khuyến khích hoặc thậm chí ép con tự lập và khám phá quá sớm.

Tâm lý của trẻ

Khi trẻ nhỏ thử nghiệm sự độc lập và khám phá thế giới, nếu không nhận được sự hỗ trợ cảm xúc từ cha mẹ, trẻ dễ nảy sinh nỗi sợ hãi đối với sự độc lập. Chúng sẽ học cách làm "đứa trẻ ngoan" để làm hài lòng mẹ hoặc bày ra đủ loại lý do để thu hút sự chú ý của mẹ. Chúng thiếu cảm giác an toàn cần thiết, sợ rời xa mẹ, và cần liên tục xác nhận rằng luôn có người quan tâm đến mình.

Những đứa trẻ này, khi trưởng thành, thường biểu hiện tính cách theo đuổi. Chúng sợ bị bỏ rơi, luôn cố gắng làm hài lòng bạn đời và sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng để giữ gìn mối quan hệ thân mật. Tuy nhiên, điều này có thể khiến đối phương cảm thấy ngột ngạt, còn bản thân chúng thì cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, thậm chí nghĩ rằng "sống thật mệt mỏi".

Ngoài việc giáo dục, trẻ em vẫn cần được "nuôi dưỡng". Để giúp trẻ xây dựng sự tự tin tích cực, mẹ cần đủ kiên nhẫn và dành đủ thời gian. Điều này không có con đường tắt nào cả.

04. Kiểu mẹ mâu thuẫn, thay đổi thất thường - Dễ nuôi dưỡng những đứa trẻ mang tính cách phụ thuộc

Biểu hiện của mẹ

Một số bà mẹ vì áp lực kinh tế, phải đảm đương công việc bận rộn, đôi khi có thể đáp ứng nhu cầu gắn bó của con, nhưng cũng có lúc bất lực, phải "cắt bỏ tình cảm". Thêm vào đó, các mẹ chịu áp lực lớn thường khó duy trì tâm lý ổn định, có lúc lạnh lùng, cáu kỉnh, nhưng đôi khi lại hết mực chăm sóc con.

Tâm lý của trẻ

Môi trường này khiến trẻ khó xây dựng được cảm giác an toàn ổn định. Trẻ có xu hướng cho rằng mình chỉ nhận được tình yêu và sự chú ý cần thiết khi liên tục khóc lóc, gây náo loạn. Chúng thường xuyên trải qua cảm giác vui sướng, mãn nguyện xen lẫn buồn bã, tức giận. Tâm lý này khiến chúng hình thành tình yêu-hận đan xen với mẹ.

Khi trưởng thành và bước vào các mối quan hệ thân mật, những đứa trẻ này thường bộc lộ rõ xu hướng phụ thuộc. Chúng đòi hỏi sự chú ý không ngừng từ đối phương, khó chịu nổi bất kỳ sự thờ ơ hay lạnh nhạt nào. Chúng thường sử dụng cách tức giận, cãi vã hoặc đe dọa để buộc đối phương quan tâm đến mình. Cảm giác bất an mãnh liệt khiến chúng ghen tuông, nghi ngờ, và khó thực sự tin tưởng đối phương dù có được bao nhiêu lời cam kết.

Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ cần cố gắng tránh những biểu hiện cảm xúc và tâm lý mâu thuẫn, không ổn định như vậy. Hãy thường xuyên khẳng định trẻ qua lời nói và hành động, để trẻ hiểu rằng, dù mẹ có bận rộn thế nào, mẹ vẫn luôn yêu thương con.

Theo Thanh Hương

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU