Dù lo lắng cho sức khỏe của các bé nhưng khi trẻ nóng sốt, các mẹ nên lưu ý tránh một số sai lầm sau:
1. Cho con uống thuốc khi chưa xác định bệnh của con.
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa nhi, BV Bạch Mai, không nên cho con uống thuốc hạ sốt quá sớm mà nên đo nhiệt độ cho con và xác định bệnh hoặc nguyên nhân sốt trước. Nếu thân nhiệt trẻ nằm ở mức 37,5 đến 38,5 độ thì chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hay bú mẹ nhiều hơn.
Nếu thân nhiệt bé trên 38 độ, các mẹ nên đưa trẻ đi khám và xác định nguyên nhân song song đó có thể cho bé uống thuộc hạ sốt Paracetamol có tác dụng hạ sốt mà lại an toàn.
2. Uống lẫn lộn các loại thuốc hạ sốt
Để hạ sốt, có hai loại thuốc có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel. Các mẹ nên dùng Paracetamol để hạ sốt cho con vì khi trẻ mới có triệu chứng và ở xét nghiệm ban đầu có thể sẽ chưa xác định được là bé có bị sốt xuất huyến hay sốt do nguyên nhân cụ thể nào không, nếu cho trẻ dùng ibuprofel sẽ có khả năng làm trẻ nặng thêm nếu bị sốt xuất huyết.
Các mẹ lưu ý không cho con uống xen kẽ các loại thuốc vì liều lượng của các loại khác nhau. Paracetamol thường dùng 15mg/kg cân nặng trong khi ibuprofel là 10mg/kg. Uống xen kẽ vừa dễ gây nhầm lẫn, vừa có thể gây ra tác dụng phụ.
Trên thị trường hiện nay có các loại Paracetamol dành cho trẻ như Paracetamol Hapacol của DHG Pharma được đóng gói dạng bột sủi, được chia theo độ tuổi và cân nặng, lại có mùi cam, vị ngọt dễ uống, giúp các mẹ có thể cho con uống dễ dàng.
Hapacol 250 được sản xuất và phân phối bởi công ty Dược Hậu Giang. (Ảnh minh họa) |
3. Chườm lạnh hay bôi dầu nóng cho con
Theo thói quen từ xưa, khi con nóng sốt, các mẹ hay dùng khăn để chườm lạnh cho con. Một số người lại dùng dầu gió, dầu nóng để bôi cho trẻ với suy nghĩ là do trẻ bị nhiễm cảm lạnh, bôi dầu sẽ giúp hạ sốt nhanh. Thực tế, những phương pháp này không có ý nghĩa gì mà chỉ có thể giúp trẻ hạ sốt được khoảng 1 giờ đầu nhanh hơn, sau đó sẽ sốt lại. Chưa kể là nếu sốt do nhiễm vi khuẩn hay viêm phổi thì chườm lạnh sẽ làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.
Vì thế, nếu con sốt ở giai đoạn ban đầu và chưa rõ nguyên nhân, các mẹ có thể lau người cho con bằng nước ấm, cho con uống hạ sốt Paracetamol và để con mặc đồ thoáng đãng, tránh làm con bí bức, đổ mồ hôi.
4. Chỉ chú ý đến thân nhiệt của con mà không quan sát kỹ triệu chứng.
Trên thực tế, sốt là phản ứng của sự khỏe mạnh. Nhiệt độ tăng cao là cách hệ miễn dịch ở trẻ chống lại những nguy cơ xâm phạm tới cơ thể mình. Nhưng đôi khi, nóng sốt lại là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh, ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể con người, đặc biệt là với trẻ em do hệ miễn dịch còn yếu, dễ bị các loại vi trùng, vi khuẩn xâm nhập, ví dụ như viêm đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản hay phổi)…
Ba mẹ đừng vì chủ quan mà bỏ qua những triệu chứng lâm sàn của con khi bé sốt. (Ảnh minh hoạ) |
Vì vậy, khi thấy con nóng sốt, ngoài việc chú ý tới thân nhiệt của con, bạn cần quan sát dấu hiệu vàtriệu chứng lâm sàng của con. Nếu thân nhiệt con trên 38 độ nên cho con uống hạ sốt Paracetamol giảm sốt và cho con uống nhiều nước và ăn các loại đồ ăn lỏng, loãng, dễ tiêu hóa. Nếu tình trạng sốt của con kéo dài và không có dấu hiệu giảm, cần đưa con tới các trung tâm y tế để các bác sĩ tiến hành chụp Xquang phổi, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm chất nhầy họng tìm vi khuẩn hay nội soi phế quản để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách.
Theo sohuutritue.net.vn