4 sai lầm tuyệt đối không áp dụng để giảm cân ở độ tuổi dậy thì nếu không muốn trẻ bị hạn chế chiều cao tối đa

Để giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả thì việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để không ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự tăng trưởng chiều cao tối đa của trẻ.

Ảnh minh họa

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng. Các nghiên cứu cho thấy những người không ngủ đủ giấc sẽ có nguy cơ thừa cân cao hơn những người ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Trẻ trong giai đoạn dậy thì cần ngủ nhiều hơn, khoảng từ 9–10 giờ mỗi ngày để cơ thể tăng trưởng tốt nhất và hạn chế nguy cơ tăng cân.

Chế độ ăn khoa học

Chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì phải cung cấp đủ dưỡng chất và hàm lượng vitamin tốt cho sự phát triển toàn diện cơ thể. Do đó, thực đơn mỗi ngày cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: chất béo tốt, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Các nhóm chất này sẽ có nhiều trong các thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, trứng, sữa và đậu nành… Ngoài ra, nên tránh ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao nhưng chứa ít chất dinh dưỡng như kẹo, bánh quy, nước ngọt, trà sữa, thức ăn nhanh và các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Uống đủ nước

Cơ thể con người chiếm tới 70% là nước. Việc uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày sẽ tăng cường trao đổi chất, giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng nuôi cơ thể. Mỗi ngày, trẻ tuổi teen nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ nên uống nước lọc, nước hoa quả, tránh uống nước ngọt, đồ uống có cồn như rượu bia.

Hoạt động thể chất

Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao mà trẻ yêu thích và phù hợp với trẻ như đi bộ đường dài, đạp xe, bóng đá, yoga, bơi lội, khiêu vũ... Ngoài ra, trẻ cũng có thể tham gia vào các hoạt động xã hội để tăng mức độ hoạt động.

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU