Giáo sư Lý Mai Cẩn.
2. Trước 2 - 3 tuổi, con phải do mẹ tự nuôi
Trước 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ thiết lập các kết nối tình cảm. Trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi có mẹ bên cạnh nuôi dạy. Nếu trong giai đoạn này trẻ thiếu vắng sự chăm sóc của mẹ thì rất dễ nảy sinh các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như tự ti.
Một số người nóng nảy và dễ bị kích động, trong khi những người khác lại ôn hòa và ổn định về mặt cảm xúc. Đây chính là kết quả của việc giáo dục sớm. Nếu trước năm 3 tuổi, đứa trẻ có sự đồng hành của mẹ thì tâm trạng và tính cách sẽ tương đối ôn hòa và ổn định.
3. "Cằn nhằn" con làm những việc đúng
Ngay từ khi trẻ có lý trí, cha mẹ phải học cách "cằn nhằn", tức là thường xuyên nói cho trẻ biết việc gì được làm, việc gì không được. Trẻ nghe nhiều sẽ dần dần hình thành tam quan đúng đắn.
Chẳng hạn, cha mẹ thường "cằn nhằn" con "không được nói to nơi đông người", "không được bắt nạt các bạn khác", "tôn trọng thầy cô ở trường"... Những lời này nếu được nói nhiều sẽ khiến trẻ sẽ hình thành trí nhớ sâu sắc, khi muốn làm việc gì sẽ có phán đoán rõ ràng. Nếu cha mẹ không nói với con bất cứ điều gì, con sẽ không thể phân biệt đúng sai và rất dễ lạc lối.
4. Khi trẻ sai, đừng xông vào "tổng tấn công" trẻ
Nếu con đang mất bình tĩnh mà hết cha rồi đến mẹ xông vào mắng mỏ, bắt con phải làm này làm kia thì con sẽ dễ sa sút tinh thần. Cách giáo dục này cũng chẳng đem lại hiệu quả.
Chỉ có một cách để kiểm soát đứa trẻ, đó là cha/mẹ dạy con và người khác không nên nói xen vào. Cha/mẹ có thể kéo con vào phòng, đóng cửa lại, để con trút bầu tâm sự. Lúc này cha/mẹ có thể an ủi con bằng giọng điệu nhẹ nhàng nhưng cũng kiên quyết chỉ ra con đã sai ở đâu.
5. Sức khỏe tinh thần của trẻ quan trọng hơn nhiều so với việc học các trường danh tiếng
Giáo sư Lý Mai Cẩn cho rằng trong quá trình trưởng thành của trẻ, sức khỏe tinh thần quan trọng hơn trí thông minh. Thà con không vào được trường đại học danh tiếng, nhưng nhất định phải để con được hạnh phúc.
Ngày nay, nhiều gia đình thậm chí bán nhà cửa, xe cộ để chuyển nhà về gần các trường top cho con theo học, rồi đăng ký thêm loạt lò ôn thi. Cha mẹ nghĩ như thế là tốt cho con nhưng thực chất chỉ khiến con thấy mệt mỏi, áp lực, gặp phải các vấn đề tâm lý.
6. Đừng thiên vị con út, bỏ bê con cả
Trong một gia đình có hai con, nguyên nhân khiến anh chị em mâu thuẫn hầu hết là do cha mẹ. Nhiều người thiên vị con út, cho rằng con út còn nhỏ và bắt con lớn phải nhường mọi thứ. Kết quả là con cả ấm ức, bắt nạt em mình để hả giận và cũng nhằm chống đối cha mẹ.
Vì vậy, trong gia đình có hai con, cha mẹ nên quan tâm đến con cả nhiều hơn, mua sắm gì cũng phải giao cho con cả. Mục đích là trao quyền cho con, để con cảm thấy mình được coi trọng và chủ động hơn trong việc chăm sóc em.
Chỉ cần con cả được giáo dục tốt, con thứ hai căn bản không cần giáo dục vì những đứa em sẽ lấy anh chị làm tấm gương.