Nấu lại thức ăn thừa: Trước khi bảo quản thức ăn thừa, nên nấu lại ở nhiệt độ cao, ít nhất là trên 75 độ để loại bỏ hết vi khuẩn. Chú ý nên để riêng từng loại thực phẩm và bảo quản bằng hộp đựng có nắp hay dùng màng bọc thực phẩm để tách riêng từng loại trước khi cho vào tủ lạnh.
Không sử dụng thực phẩm lấy từ tủ lạnh quá 2 giờ: Sau khi thực phẩm được lấy ra từ tủ lạnh quá 2 tiếng đồng hồ đều bị nhiễm khuẩn do thực phẩm bắt đầu biến chất và không còn tươi sạch như ban đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ngộ độc thực phẩm.
Không để thực phẩm rã đông quá lâu: Khi bề mặt thực phẩm đã được rã đông nhưng bên trong vẫn còn đông cứng tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa phần bên trong và bên ngoài hình thành nên môi trường dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Luôn giữ tay sạch sẽ trong quá trình chế biến: Trong quá trình chế biến thức ăn, tay đụng chạm với hàng loạt những thực phẩm khác nhau nên tích tụ một lượng lớn vi khuẩn, vì vậy nên giữ cho tay sạch sẽ và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Giữ sạch bề mặt chế biến: Nên giữ sạch các bề mặt chế biến thực phẩm như bàn bếp hay kệ nấu ăn và đặc biệt là thớt để phòng tránh nhiễm khuẩn thức ăn.
Rửa sạch rau rồi mới chế biến: Nhiều người có thói quen thái rau trước khi rửa, thói quen này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có cơ hội hoạt động và lây nhiễm trực tiếp vào rau. Vì vậy, nên rửa sạch rau sạch trước khi chế biến.
Ăn ngay sau khi chế biến: Sau một thời gian nhất đinh khi để ngoài môi trường, thức ăn sẽ bị nhiễm khuẩn và biến chất. Vì vậy, nên ăn ngay sau khi chế biến để đảm bảo sức khỏe và giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm./.
Link nguồn: https://soha.vn/7-cach-che-bien-thuc-pham-giup-ngua-ngo-doc-thuc-pham-20191128154448737.htm?fbclid=IwAR2xA3gZZnZTTP6Uh_Mek7wXSyhjLshCRdrElVI4-EdrtD__8C8WPG0_VWk
Theo ttvn