1. Không nên ăn kèm thực phẩm giàu vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể).
Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót... sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm chết người.
Những ai có thói quen vắt chanh vào tôm hãy từ bỏ ngay nhé. Nếu không muốn bị ngộ độc thực phẩm hoặc những hậu quả tồi tệ hơn. Tốt nhất đối với trẻ nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau bốn giờ.
2. Không nên ăn tái
Nếu tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán. Vì tôm sống ở vùng sông nước, hay ăn sinh vật phù du, mà đây là môi trường sinh sống lý tưởng của các loại giun sán. Chúng hay bám vào tôm và đẻ trứng trên đó.
3. Không nên ăn tôm với ớt
Nhiều người có thói quen khi ăn tôm chấm với muối ớt hoặc khi luộc tôm thì bỏ ớt vào cho có vị cay nhưng thật ra khi ăn tôm chung với ớt sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của tôm và rất có thể dẫn đến ngộ độc. Tốt nhất không nên ăn chung tôm với ớt.
4. Không ăn tôm khi bị ho
Đôi khi, chứng ho dai dẳng lại là hậu quả của việc dị ứng thực thẩm, nhất là dị ứng với tôm gây nên. Vị tanh của tôm và phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ho dai dẳng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, nhất là đối với trẻ nhỏ.
5. Không nên ăn quá nhiều tôm
Nhiều người có sở thích và thói quen ăn nhiều tôm vì nghĩ đây là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, photpho, acid béo, canxi, các chất khoáng… nếu được hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy.
Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100 g tôm mỗi ngày và trẻ em dưới bốn tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50 g thịt tôm tùy từng lứa tuổi. Các món ăn với tôm nên sơ chế thật kỹ trước lúc ăn, nên sử dụng tôm đã nấu chín.
6. Vỏ và mắt không nhiều canxi
Không ít người cho rằng vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì có thể gây hóc. Nếu ăn phải vỏ tôm sẽ bài tiết ra ngoài. Vỏ tôm chỉ là chất kittin tạo nên vỏ của các loại giáp sát chứ không chứa nhiều canxi.
Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Nhưng trên thực tế thì quan niệm này vẫn chưa được nghiên cứu hay tổ chức y tế, dinh dưỡng nào chứng nhận.
7. Với phụ nữ sau sinh
Nhiều thông tin truyền tai nhau rằng phụ nữ sau khi sinh ăn tôm sẽ giúp dạ con co lại tốt hơn và nhanh hơn.
Cũng có một số thông tin cho rằng nếu phụ nữ sau sinh mà ăn tôm sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí cả những người sinh mổ vết mổ sẽ lồi lên. Nhưng trên thực tế khoa học chưa chứng minh ăn tôm sẽ có các tác dụng như trên cả mà nó phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Theo sohuutritue.net.vn