1. Sự chuyển đổi từ ngoại thương tự do và toàn cầu hóa sang chủ nghĩa bảo hộ - bắt đầu khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 - sẽ ngày càng mạnh mẽ. Tiến trình toàn cầu hóa đã tạo ra các chuỗi cung ứng hiệu quả, nhưng dễ bị tổn thương - trên toàn thế giới. Điều đó dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động sản xuất và các công việc liên quan ở phương Tây.
Đại dịch Covid-19 được cho là sẽ thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ hơn nữa, đi kèm với đó dĩ nhiên là sự thiếu hiệu quả của hoạt động sản xuất. Các chính trị gia - những người tin rằng chủ nghĩa bảo hộ là giải pháp thúc đẩy việc làm và thu nhập trong nước sẽ phải thất vọng, như trong những năm 1930, các rào cản thương mại không làm được gì nhiều ngoài việc gây ra sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế và sinh ra giảm phát.
2. Khi dựng lên các rào cản bảo hộ toàn diện, nguồn cung toàn cầu sẽ tiếp tục vượt quá nhu cầu trên toàn thế giới. Kết quả là tiết kiệm tăng sẽ làm giảm lạm phát và lãi suất. Tỷ lệ lạm phát thấp, và thậm chí có thể giảm phát, sẽ làm giảm mong muốn chi tiêu, hạn chế phục hồi kinh tế.
3. Virus sẽ kiến việc kinh doanh và giáo dục đình trệ, các chuyến công tác bị hủy bỏ và. Quá trình này vô tình thúc đẩy việc học online, họp trực tuyến - có thể tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên, các lớp học offline và các cuộc họp tương tác trực diện sẽ không biến mất, chúng chỉ giảm đi.
Vì lợi ích của các dịch vụ giáo dục và họp trực tuyến, cũng như các nhà mạng sẽ gián tiếp gây ra thiệt hại cho các hãng hàng không và khách sạn - điều có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
4. Sau mỗi lần khủng hoảng qua đi, người tiêu dùng sẽ thận trọng hơn một chút. Sự thận trọng "hậu Covid-19" cũng sẽ xảy ra, giống như hậu khủng hoảng tài chính 2008. Người tiêu dùng sẽ cân đo đong đếm nhiều hơn, làm sụt giảm doanh thu ngành bán lẻ.
5. Suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump, đưa đảng Dân chủ vào quyền kiểm soát Nhà Trắng và Quốc hội. Sau đó, một số loại chăm sóc y tế do liên bang tài trợ có khả năng sẽ được thực hiện. Ngoài ra, các quy tắc về thuế để phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo ở Mỹ sẽ được tăng cường.
6. Sự sụt giảm giá dầu thô có thể buộc Arab Saudis và người Nga phải hợp tác để chống lại ảnh hưởng của Mỹ. Giá dầu sau đó sẽ phục hồi về mức 40 đến 60 USD mỗi thùng.
7. Khi các nhà đầu tư hiểu được chiều sâu và chiều dài của cuộc suy thoái, cổ phiếu sẽ tăng trở lại nhưng có thể dưới 20% đến 30% so với mức hiện tại. Như sau thị trường gấu 2007-2009, các nhà đầu tư cá nhân sẽ giảm tốc.
Về lâu dài, chứng khoán có thể hoạt động kém hiệu quả trong nền kinh tế, khi tỷ lệ giá trên thu nhập - thứ đã tăng cao trong ba thập kỷ qua - trở lại mức bình thường, nếu không muốn nói là dưới mức bình thường.
8. Như thường lệ, sẽ phải có ai đó gánh trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng Covid-19 và suy thoái kinh tế - bắt đầu cùng với sự sụp đổ của giá cổ phiếu. Những cái tên có khả năng bị "tế" bao gồm chính phủ liên bang, đặc biệt là các cơ quan chăm sóc sức khỏe và giao dịch viên ở Phố Wall.
Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/8-du-bao-kinh-te-toan-cau-hau-covid-19-4202021312030404.htm
Theo ttvn.vn