Ăn uống khoa học, thể dục thường xuyên nhưng vẫn bị đột tử vì thói quen nhiều người mắc phải

(lamchame.vn) - Bạn nghĩ sao nếu 1 thanh niên 35 tuổi có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên vẫn có khả năng bị đột tử? Các bác sỹ đã chỉ ra nguyên nhân nằm ở 1 thói quen mà nhiều người vẫn chủ quan cho rằng không sao cả.

Mới đây 1 giáo viên trẻ 35 tuổi ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã bị đột tử ngay trên bục giảng. Thông tin anh qua đời đột ngột khiến nhiều người tiếc nuối. Bởi anh có bằng tiến sĩ từ Đại học Carlos III ở Madrid, Tây Ban Nha, bằng thạc sĩ kinh tế của Đại học Carlos III ở Madrid và Đại học sư phạm Bắc Kinh, bằng cử nhân tài chính từ Đại học Công nghệ và Kinh doanh Bắc Kinh. 

Ngoài ra, vị thầy giáo trẻ tuổi này sống rất lành mạnh. Sau khi tìm hiểu các lý do, các bác sỹ đã đi đến kết luận bệnh đột quỵ của thầy giáo trẻ là hệ quả của chuỗi những ngày thức đêm để giải quyết những luận văn, luận án phục vụ cho công việc của anh. Ngoài ra anh cũng chịu không ít áp lực từ công việc của mình. Chính vì thế dù chăm chỉ luyện tập nhưng thức đêm và căng thẳng đã khiến cho tim bị quá tải và ngừng đập đột ngột.

Vị giáo viên 35 tuổi này đã đột quỵ và tử vong ngay trên bục giảng

Trong y học đột quỵ là căn bệnh không hiếm gặp. Thậm chí nó đang ngày 1 trẻ hóa. Bệnh này diễn ra khi cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu trong một thời gian dài sẽ khiến nó có thể ngừng bơm máu tạm thời. Thông thường, những người có lượng máu bơm ra khỏi tim với mỗi nhịp tim chỉ nhỏ hơn 30% được xem là có nguy cơ cao mắc phải hiện tượng tim đột ngột ngừng đập. Hầu như không có biểu hiện cụ thể nào vào thời điểm trước khi bạn bị đột quỵ.

Đột quỵ đang ngày một trẻ hóa

Tuy nhiên có 1 số nguyên nhân cơ bản dẫn đến căn bệnh này mà bạn nên lưu ý đó là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.  Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Icahn (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người ngủ đủ (7-8 giờ) đến 83%. Tiếp đó là việc bạn bị căng thẳng kéo dài.

Những người  làm việc trên 55 giờ mỗi tuần tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ. Lối sống lười vận động, ăn uống thiếu khoa học cũng là 1 nguyên nhân. Cuối cùng đó là tâm lý chủ quan cho rằng mình còn trẻ, mình sẽ không bị đột quỵ. Thực tế căn bệnh này không chừa một ai. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Từ những nguyên nhân này bạn nên hình thành lối sống khoa học để hạn chế bệnh tật đến với mình.

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU