Bác sĩ mách công thức uống nước "Trọng lượng x 35" và cách giúp hạ sốt, giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Sau khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, uống bao nhiêu nước là đủ? Câu hỏi đơn giản nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời. Bác sĩ mách bạn bí quyết dễ áp dụng.

Làm gì để giảm lo lắng về tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin Covid-19?

Ngày càng có nhiều người có cơ hội tiêm vắc xin nhưng tác dụng phụ của vắc xin vẫn khiến nhiều người rụt rè lo lắng và sớm muốn biết cần phải làm gì để giảm các tác dụng phụ sau tiêm như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, liệu có nên uống thuốc hạ sốt và giảm đau không? Có cách nào để ngăn ngừa hoặc giảm bớt các tác dụng phụ không?

Khi số lượng người được tiêm phòng tăng lên, nhiều người lo lắng nên đã đi mua thuốc hạ sốt để phòng sẵn nếu cần dùng đến sau khi tiêm chủng. Thực sự chúng ta cần làm gì, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cụ thể sau đây.

Uống thuốc hạ sốt trước khi tiêm phòng có nên không?

Về vấn đề này, Bác sĩ Liu Pengchi - bác sĩ điều trị tại Khoa Y học Gia đình tại Bệnh viện Shin Kong, Đài Loan cho biết, hiện tại, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) chỉ khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng và không khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt để uống phòng ngừa trước khi tiêm và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.

Tuy chưa có kết luận nhưng ông cho rằng việc uống thuốc hạ sốt trước khi tiêm là điều không cần thiết, bạn có thể cân nhắc việc uống thuốc sau khi cơn sốt hoặc cảm giác khó chịu thực sự xảy ra.

Sau khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, uống bao nhiêu nước là đủ?

Bổ sung thêm nước và tăng cường đi tiểu thực sự có thể giảm lượng nhiệt dư thừa trong cơ thể và giúp hạ nhiệt, giảm sốt.

Lượng nước uống hàng ngày được khuyến nghị theo công thức là: Trọng lượng cơ thể x 35. Giả sử rằng một người trưởng thành nặng 60 kg (60x35) cần tiêu thụ 2.1lit nước mỗi ngày. 

Bác sĩ Liu Pengchi gợi ý rằng nếu bạn đã tiêm vắc xin mà nếu muốn bổ sung thêm nước để giảm nhiệt trong cơ thể thì nên uống khoảng 2.5-3lit nước.

Ngoài ra, uống nước đúng cách có thể tránh tình trạng đi tiểu nhiều lần ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống, nếu uống nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ gây ra cảm giác ngộ độc nước, có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá tác dụng phụ của vắc xin.

Bạn nên uống bao nhiêu nước trong một ngày liên quan đến hai yếu tố chính: Thói quen sinh hoạt và nhu cầu sinh lý của cơ thể.

Có người không thích uống nước, chỉ cần cầm cốc lên và uống từng ngụm nhỏ, có người thích uống nhiều nước, đổ cả chai nước khoáng vào miệng uống một hơi mà không cảm thấy đã khát.

Lương y Dương Vũ Xương (Đài Loan) cho biết, theo quan điểm thể chất và sinh lý, người khỏe mạnh có sự dẻo dai khi thận hoạt động với lượng nước đầy đủ. Thận có thể đào thải hoàn toàn các chất thải có nitơ chỉ với 500cc (nửa lít) nước tiểu mỗi ngày, cộng với khoảng 500cc mồ hôi hoặc cơ thể mất nhiều nước nên chỉ cần 1000cc (1 lít) nước mỗi ngày là đủ cho hoạt động cơ bản của thận.

Theo khuyến nghị, một người bình thường nên tiêu thụ khoảng 2000-2500cc nước mỗi ngày, và duy trì lượng nước tiểu ở mức 1500-2000cc là tốt nhất cho thận.

Khi uống nước nhớ uống thành từng ngụm nhỏ để nước có đủ thời gian đưa đến các bộ phận trong cơ thể.

Vì một lúc bổ sung quá nhiều nước, thận sẽ nhận được tín hiệu cơ thể đã vào quá nhiều nước sẽ đẩy nhanh quá trình đi tiểu, nhưng nước uống vào rồi cũng sẽ mất ngay. Và uống nước quá nhanh dễ gây chướng bụng.

Uống bao nhiêu thì có thể bị "ngộ độc" nước?

Các chuyên gia của WHO chỉ ra rằng uống nhiều hơn 4L nước mỗi ngày có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước hay say nước, nhưng cũng nhấn mạnh rằng trường hợp này rất hiếm xảy ra, và cần phải tiêu thụ quá nhiều nước một lúc mới có thể gây ra tình trạng say nước.

Vì vậy, trong những trường hợp bình thường, uống nước bình thường sẽ không dễ dàng làm thay đổi nồng độ chất lỏng trong cơ thể, mấu chốt là uống hơn 4L nước trong thời gian ngắn sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nước.

Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều nước quá nhanh, chẳng hạn như uống 2L nước mỗi giờ trong hơn 2 giờ, lượng máu tuần hoàn tăng mạnh nhưng bài tiết nước tiểu không tăng nhanh dẫn đến nồng độ ion natri trong máu dưới 135mmol/L, Sẽ có hiện tượng phù nề tế bào và các hiện tượng khác.

Khi tiêu thụ hơn 6L nước, đủ để gây chết một người lớn nặng 75kg.

Có phải người trẻ thường có các tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra sau khi tiêm vắc xin nhiều hơn so với người già?

Đối với tin đồn rằng người trung niên và người cao tuổi có tác dụng phụ nhẹ hơn sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca, ngược lại, người trẻ tuổi bị tác dụng phụ nặng hơn, một số người dùng cách này để phân biệt người già hay trẻ.

  • Bài thuốc Đông y mà Trung Quốc dùng cho người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng gồm những gì?

  • "Đuổi" Covid-19 ra xa bạn: Thanh lọc không khí, nâng cao thể chất bằng giải pháp Đông y ngay tại nhà

Bác sĩ Liu Pengchi nói rằng những tình huống tương tự đã xảy ra ở nước ngoài. Điều này là do hệ thống miễn dịch của thanh niên nhạy cảm hơn và có sức đề kháng cao hơn. 

Khi tiếp nhận vật chất lạ vào cơ thể, sẽ phản ứng mạnh mẽ và phát động các cuộc tấn công dữ dội, do đó phản ứng của cơ thể cũng tương đối lớn. Nói một cách tương đối, cơ thể của người cao tuổi sẽ "từ từ chiến đấu" với vật lạ, và phản ứng không quá mạnh.

 

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/bac-si-mach-cong-thuc-uong-nuoc-trong-luong-x-35-va-cach-giup-ha-sot-giam-tac-dung-phu-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-161212807130105812.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU