Bài đồng dao "Rồng rắn lên mây" quen thuộc với bao thế hệ tuổi thơ: Nội dung đằng sau vô cùng đáng sợ, đến người lớn cũng nổi da gà?

Một bài đồng dao gắn liền với bao thế hệ nhưng lại có cách lý giải khiến người lớn cũng phải nổi da gà.

 

Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội từng giải thích về ý nghĩa của các câu từ trong bài đồng dao: "Rồng rắn lên mây thường người ta đi quanh nơi cúng, mộ... Cây núc nác là một trong những cái không thể thiếu khi người ta thực hành các nghi lễ, đặc biệt là nghi lễ trùng tang, giải hạn... Bởi vì cây núc nác có một chất trong đó, nó có thể đánh sạch mọi thứ. Cho nên ngày xưa Nguyễn Trãi viết: "Tả lòng thanh, vị núc nác". Tả là rửa đi cho lòng xanh sạch. "Có nhà điểm binh" thì thầy cúng bao giờ cũng có thao tác điểm binh. Tùy theo tuổi của thầy tử vi, có thầy có 12 quân, có thầy có 24 quân, có thầy 72 quân...

"Xin thuốc" bởi vì thầy cúng ngày xưa ngoài cúng ra người ta cho bùa, cho ngãi, cho thuốc. Hỏi những câu này là hỏi rất chú trọng ở trong tục trùng tang. Người ta kết những đoàn người đi vòng quanh mộ theo ngược chiều kim đồng hồ. Sau khi điểm binh xong rồi thì người ta gọi hồn. Và một người đại diện hồn thì được thầy cúng dặn là hỏi gì cũng chối. Ví dụ hỏi nhà ở đâu thì trả lời: "Nhà tôi ở dưới cây dâu/ Ở trên cây khế biết đâu mà tìm". Hỏi biết ai không, trả lời không biết. Hỏi có mấy con, trả lời không có con nào. Hỏi có bà con thân thuộc, trả lời không bà con thân thuộc. Tại sao lại vậy? Vì theo quan niệm nếu anh khai ra thì sau đó hồn trùng tang sẽ về bắt người", nhà nghiên cứu cho biết.

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU