Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI”

Như lời Leonardo da Vinci đã nói: 'Giản đơn đúng là sự tinh tế tột cùng'. Cách phô trương của người giàu chính là chẳng phô trương gì cả.

 
 
 
 

Hoạ sĩ Bảo Nguyễn 

“Hầu hết những hoạ sĩ ban đầu đều luôn loay hoay với cái chất riêng biệt của mình, và những khoảnh khắc mà người ta nhận ra họ sáng tạo đến rất tự nhiên. Như việc vài năm anh tìm kiếm những hướng đi cho mình rồi mãi đến 2020 vừa rồi, những tác phẩm ngẫu hứng dựa trên sở thích của mình, không quan tâm đến việc ai thích hay không, sau khi chụp chúng và đăng lên mạng xã hội thì bất ngờ nhận được rất nhiều sự phản hồi. Hầu hết mọi người đều yêu quý chúng. Đến bức thứ 2, anh điểm xuyến chúng bằng loạt đồ hiệu đắt tiền, kiểu thoạt nhìn đã ra nét vương giả. Sau đó, một chị gái nhà ở Thảo Điền gọi cho anh và nói rằng: “Chị thích bức này và chị muốn mua nó". 

Tiếng lành đồn xa, Bảo Nguyễn “gả” bức tranh theo cái chất của mình vào một gia đình giàu có. Và “đứa con” này đã báo hiếu người đã hoạ ra nó bằng một loạt những khách hàng mua tranh qua 1 cuộc gọi. 

“3 giờ sáng vẫn có người đặt tranh, ngày nào anh cũng vẽ, vẽ sáng trưa chiều tối, quên ăn quên ngủ, đến sụt cả cân. Nhưng đổi lại, tranh của anh mang lại cho anh rất nhiều may mắn, từ sự nghiệp, mối quan hệ, lĩnh hội tri thức. Kể từ thời điểm tìm ra được “màu sắc" của riêng mình anh tin đó vẫn chưa phải là đỉnh điểm của cuộc đời mình, vẫn có cảm nhận nó sẽ là một cột mốc khác, mặc dù có thể nói trong suốt nhiều năm theo nghề, năm vừa rồi là năm có được thành quả ngọt ngào nhất". 

Người ta thường tưởng về một hoạ sĩ "vùi mình vào trong các tác phẩm, tay chân lấm lem trong màu mực", có thể nói là tơi tả để có được một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo và đầy chất xám, hình tượng đó lại chỉ đúng một phần với Bảo Nguyễn. 

“Không phải mình cứ tơi tả với sản phẩm của mình thì nó mới được công nhận. Nghệ thuật và đặc biệt là hội hoạ cần có tầm nhìn, giá trị của tranh không phụ thuộc vào việc họa sĩ vùi mình vào các tác phẩm và dành hết tâm huyết cho chúng mà theo anh giá trị của tranh còn nằm nhiều ở yếu tố người xem, họ thấy gì, nó thể hiện điều gì từ họ”. 

Bảo Nguyễn gần như đề cập đến điều mà tranh của anh đang làm được và rất vào nhịp là giúp một người nhận ra sự cao quý của họ mà không phải thông qua lời nói. Không chỉ riêng anh, các khách hàng cũng xem tranh là một loại tài sản, họ có ý giữ chúng bền bỉ theo thời gian và giá trị nghệ thuật được lột tả từ đó.

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/bao-nguyen-chang-hoa-si-noi-tieng-trong-gioi-trung-luu-quy-toc-tai-ha-noi-khien-cac-quy-ba-hao-mon-quyet-bo-hang-chuc-nghin-do-vao-cuoc-dua-tranh-tren-tui-162222102110014209.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU