Bé trai 9 tuổi có sỏi đầy 2 bên thận, bác sĩ cảnh báo: Cha mẹ mà làm thế này thì dễ khiến con bị sỏi thận

Do Tiểu Đào còn quá nhỏ, không có biện pháp nào để can thiệp để lấy sỏi ra khỏi cơ thể, bác sĩ kiến nghị gia đình cho trẻ uống nhiều nước, để cơ thể tự bài tiết sỏi ra ngoài.

Tháng 6/2019, tại khoa Nhi của một bệnh viện Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân đã tiếp nhận bé trai Tiểu Đào, 9 tháng tuổi, với 2 bên thận chứa đầy sỏi. Sau khi hỏi, bác sĩ được biết, ngay từ khi mới sinh Tiểu Đào đã mắc chứng loạn sản thanh quản bẩm sinh, với hơi thở khò khè và luôn có đờm trong họng. 

Một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do bé bị thiếu canxi. Bác sĩ đã kê đơn bổ sung canxi cho Tiểu Đào, uống 1 ngày 1 lần. Nhưng vì mẹ bé sốt ruột, muốn con nhanh được bổ sung đủ canxi nên đã tăng liều lượng lên gấp đôi mà không hề nghĩ rằng làm vậy sẽ gây hại cho con.

Do Tiểu Đào còn quá nhỏ, không có biện pháp nào để can thiệp để lấy sỏi ra khỏi cơ thể, bác sĩ kiến nghị gia đình cho trẻ uống nhiều nước, để cơ thể tự bài tiết sỏi ra ngoài, trước mắt chỉ yêu cầu mỗi ngày bổ sung vitamin D đúng giờ. Tuy nhiên, nếu sỏi không được thải ra trong thời gian dài, thận có thể bị tổn thương, gây nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác. Nếu sỏi bị chặn trong niệu quản thì có thể cần phải tiến hành phẫu thuật.

Bác sĩ Thiệu Khánh Lượng, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, cho biết rằng, thủ phạm dẫn đến đứa trẻ bị sỏi thận chính là việc người mẹ đã bổ sung canxi cho con một cách mù quáng. Khi được bổ sung quá nhiều, canxi dư thừa trong cơ thể không được sử dụng hết, cũng không được bài tiết qua nước tiểu nên đọng lại trong thận gây sỏi thận và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và bệnh tim mạch. Những tình trạng này rất nghiêm trọng.

Bác sĩ Lượng nhắc nhở các bậc cha mẹ không nên cho trẻ bổ sung nhiều canxi, miễn là trẻ ăn cân bằng + uống đủ sữa + bổ sung vitamin D (để thúc đẩy sự hấp thụ canxi), thì nói chung là không thiếu canxi.

Nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý, ví dụ như bổ sung quá nhiều canxi dẫn đến thừa canxi. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như:

- Nhiễm trùng thận

- Bệnh lý tắc nghẽn đường tiết niệu

- Các vấn đề di truyền.

Các triệu chứng của sỏi thận ở trẻ nhỏ

Trong giai đoạn ban đầu bị sỏi thận, trẻ thường có triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bị đau lưng do nhiều nguyên nhân không phải sỏi thận, nên cha mẹ cần để ý thêm các triệu chứng khác để xác định xem có phải trẻ đang bị sỏi thận hay không. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

- Cẩn thận nếu trẻ nói mình bị đau lưng

- Hỏi xem trẻ có bị đau dữ dội và khoảng cách giữa những cơn đau có đều nhau hay không

- Sốt, nôn mửa và buồn nôn

- Đau ở vùng háng khi đi tiểu hay tiểu ra máu.

Có thể trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc mô tả những vấn đề của mình mà chỉ nói đến những cơn đau bụng. Nếu trẻ quá nhỏ, sỏi sẽ được phát hiện khi kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu và chụp X-quang.

Điều trị sỏi thận ở trẻ nhỏ

Khi đã được chẩn đoán là bị sỏi thận, bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bằng cách cho bé uống nhiều nước. Ngoài ra, còn có một số phương pháp điều trị khác như:

- Nếu trẻ không thể uống nhiều nước do buồn nôn, chất lỏng sẽ được cung cấp qua đường tĩnh mạch

- Cho trẻ dùng thuốc giảm đau

- Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp tán sỏi hoặc phẫu thuật khi sỏi quá lớn

Biện pháp phòng ngừa sỏi thận ở trẻ

Để phòng tránh sỏi thận ở trẻ, cham mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau:

- Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có gas

- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước

- Không nêm muối quá nhiều trong món ăn của trẻ.

- Khi trẻ than bị đau bụng dữ dội, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện khám để sớm tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

 

Theo Helino

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU