Ảnh minh họa
Một gia đình mà cha mẹ rất muốn kiểm soát con cái, con trai khi lớn lên dễ không có ý kiến độc lập, khó kiếm được vợ
Hầu hết các gia đình hiện nay chỉ có một hoặc hai con. Nhiều bậc cha mẹ thích giám sát chặt chẽ những gì con ăn, mặc và sử dụng. Mặc dù sự tỉ mỉ này có thể đảm bảo rằng con cái họ được chăm sóc chu đáo, nhưng mong muốn kiểm soát tương đối mạnh mẽ của cha mẹ dễ khiến trẻ không có ý kiến độc lập, khi gặp sự việc lớn thường rụt rè.
Cá vàng nuôi trong bể dù có bao lâu cũng chỉ đạt đến chiều dài nhất định. Nhưng nếu thả chúng xuống ao thì có thể dài thêm vài cm nữa. Tương tự, trong việc giáo dục con trai, cha mẹ không thể bao bọc con suốt đời trong "bể cá" mà mình xây. Hãy cho con không gian tự do để phát triển, hạn chế áp đặt những ý kiến cá nhân của mình lên con. Nếu mãi được cha mẹ bao bọc trong môi trường gia đình, giống như bể cá, con trai không thể nào trở thành "cá lớn".
Các cô gái kết hôn để tìm một người đáng tin cậy, họ thích tìm những người đàn ông có trách nhiệm và độc lập làm chồng. Vì vậy, nếu con trai sinh ra trong gia đình mà cha mẹ kiểm soát chặt chẽ thì rất có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tìm vợ.
Một gia đình không hạnh phúc, chàng trai không có ham muốn kết hôn
Con trai khi lớn lên có tìm được vợ hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố khách quan như chiều cao, ngoại hình, tính cách... Một yếu tố rất quan trọng khác là liệu bạn có mong muốn kết hôn hay không. Nếu chàng trai không khao khát hôn nhân, anh ta sẽ luôn tránh sử dụng hôn nhân để thiết lập mối quan hệ thân mật. Đương nhiên, tìm được một người vợ không phải là điều dễ dàng.
Trong hoàn cảnh bình thường, đàn ông không có ham muốn kết hôn thường sinh ra trong những gia đình không hạnh phúc. Họ hoài nghi về hôn nhân và gia đình nên rất khó kết hôn.
Mặc dù cha mẹ nghĩ rằng việc họ cãi nhau "chẳng liên quan gì tới con cái", nhưng kỳ thực xung đột của họ lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý đứa trẻ. Khi bố mẹ cãi nhau, trẻ rơi vào cảm giác bất an, trẻ cho rằng nơi trú ẩn an toàn nhất là vòng tay cha mẹ không còn tồn tại.
Nếu những cuộc cãi vã, mâu thuẫn diễn ra thường xuyên, trẻ đi từ cảm xúc ban đầu là sợ hãi, muốn "van nài" bố mẹ thôi khẩu chiến, sau đó là đến chán nản, mặc kệ, không còn đánh giá cao ý nghĩa của gia đình.