(Ảnh minh họa)
BS Mai Huyền khuyến cáo người trẻ chủ động dự phòng đột quỵ ở người từ việc điều chỉnh chế độ ăn không nhiều chất béo, chất ngọt, đồng thời vận động nhiều.
Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ, khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ có độ tuổi trong khoảng từ 18- 45 tuổi, tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua. Ở Việt Nam, đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% các ca đột quỵ).
Nguyên nhân xuất phát từ việc lạm dụng rượu, bia và sử dụng các chất kích thích, đi kèm với lối sống lười vận động làm gia tăng tình trạng béo phì, cũng như các bệnh lý khác. Việc tỷ lệ đột quỵ gia tăng ở người trẻ tuổi rất đáng lo ngại vì nếu không được cấp cứu kịp thời đột quỵ sẽ để lại di chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến lao động chính của gia đình.
Các bác sĩ khuyến cáo, thời gian vàng trong điều trị đột quỵ là từ 4-6 tiếng, do đó việc nhận biết sớm được các triệu chứng của đột quỵ là vô cùng quan trọng. Người bị đột quỵ thường gặp phải các tình trạng như hời gian vàng trong điều trị đột quỵ là từ 4-6 tiếng, do đó việc nhận biết sớm được các triệu chứng của đột quỵ là vô cùng quan trọng. Người bị đột quỵ thường gặp phải các tình trạng như choáng váng, mất thăng bằng, mờ hoặc mất thị lực một phần hay hoàn toàn, khuôn mặt bị lệch, khó khăn trong vận động, bị liệt một bên người, nói ngọng bất thường, khó khăn trong phát âm…
Những biện pháp phòng ngừa trên không mới và không khó thực hiện, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua khi người trẻ quá bận rộn với công việc và có nhiều áp lực trong cuộc sống./.