Bệnh tiểu đường loại 1 là một tình trạng lâu dài (mãn tính). Nó có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Theo báo cáo, chỉ có 5% số người mắc bệnh tiểu đường thuộc loại 1.
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ cần chú ý
- Ăn đúng loại thực phẩm để kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này bao gồm tính toán thời gian bữa ăn và đếm lượng carbohydrate.
- Tập thể dục để giảm lượng đường trong máu
- Xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra lượng đường trong máu
- Xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để kiểm tra nồng độ ketone
Các biến chứng của bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em là gì?
Nhiễm toan xeton
Đây là lúc lượng đường trong máu rất cao và cơ thể bắt đầu tạo ra xeton. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng cần được điều trị. Nếu con bạn không được điều trị ngay lập tức, chúng có nguy cơ bị hôn mê do tiểu đường, dẫn đến mất ý thức. Phù não chứng tỏ lượng đường trong máu rất cao.
Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
Tình trạng này còn được gọi là phản ứng insulin. Điều này xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng mạch máu.
Cân bằng insulin, chế độ ăn uống và hoạt động lành mạnh giúp giữ lượng đường trong máu ở mức mục tiêu và giúp ngăn ngừa các biến chứng như:
- Những vấn đề về mắt
- Bệnh thận
- Tổn thương thần kinh
- Vấn đề về răng và nướu
- Các vấn đề về da và chân
- Bệnh tim và mạch máu
Làm thế nào để trẻ sống chung với bệnh tiểu đường loại 1?
Chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1 sẽ gây căng thẳng cho trẻ và gia đình. Trẻ nhỏ hơn có thể không hiểu được tất cả những thay đổi trong cuộc sống, chẳng hạn như theo dõi lượng glucose và tiêm insulin. Do đó cha mẹ có thể giúp con mình bằng cách có thái độ với con như với một đứa trẻ bình thường và việc kiểm soát bệnh tiểu đường chỉ là một khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của con.
Khi nào cần đưa con đến cơ sở y tế
- Nếu con bạn có những dấu hiệu sau hãy đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất:
- Có triệu chứng mới
- Thường có lượng đường trong máu cao
- Thường bị hạ đường huyết
Theo hopkinsmedicine