Bí quyết để nuôi dạy nên những đứa trẻ tuyệt vời, trở thành “con nhà người ta” trong mắt người đời

Nuôi dạy con cái được cho là công việc khó khăn nhất của các bậc làm cha làm mẹ. Vậy nên, ngay từ khi con bắt đầu có nhận thức, hãy dạy con những điều hữu ích này.

Nuôi dạy con là một trách nhiệm to lớn và và trách nhiệm đó ngày càng khó khăn hơn khi con dần lớn lên và tự phát triển ý thức của mình. 

Chuyên gia Ellyn Satter, tác giả cuốn sách "Child of Mine" đã chỉ ra rằng: "Trách nhiệm của cha mẹ không phải là làm cho con đường phía trước của con trở nên suôn sẻ, mà là giúp chúng tự phát triển khả năng tiềm tàng của chính mình để giải quyết mọi việc". 

Đây là cách các bậc cha mẹ nuôi dạy nên những đứa trẻ thành công.

Luôn đồng hành cùng con

Dạy con chưa bao giờ là công viêc dễ dàng, đặc biệt là để dạy nên những đứa trẻ tuyệt vời cha mẹ cũng phải hao tổn không ít công sức. Ảnh: Smartparents.

Bố mẹ dành nhiều thời gian giao tiếp với con và có những phản ứng thích hợp với tâm trạng của con sẽ giúp con tự tin hơn để khám phá thế giới. Hãy hỏi con về những ngày hội hay hoạt động tổ chức ở trường, cho thấy bạn thật sự thích thú và quan tâm. Điều này sẽ làm tăng lòng tự trọng và giá trị nhận thức của con trong gia đình. Hãy nhắc nhở rằng bạn luôn bên cạnh con bất cứ lúc nào con cần. Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ mang lại sự vui vẻ hòa thuận trong gia đình.

Đặt ra quy tắc sử dụng công nghệ

Dường như mỗi đứa trẻ đều cần có một chiếc điện thoại thông minh, đặc biệt là khi chúng được phép tự mình đến trường. Thêm vào đó, những ứng dụng, trò chơi thú vị trong điện thoại có thể khiến những đứa trẻ yên tĩnh trong khi mẹ bận đi chợ. Cách làm này có thực sự hiệu quả? Đúng là có hiệu quả trong việc giảm đi sự càn quấy của trẻ, tuy nhiên mặt tiêu cực của nó còn lớn hơn. 

Mạng internet chứa rất nhiều nội dung tục tĩu, kém lành mạnh, không phù hợp với trẻ, do đó bạn hầu như khó kiểm soát những nội dung mà con bạn đang tiếp xúc. 

Hãy đặt quy tắc về sử dụng công nghệ hay các thiết bị điện tử thông minh cho cả bạn và con ngay từ ngày đầu tiên, nó sẽ giảm bớt lo lắng của bạn. 

Bên cạnh đó cũng đừng quên đảm bảo quản lý thời gian con sử dụng các thiết bị kỹ thuật số. Sắp xếp thời gian để con tìm và theo đuổi một hướng đi sáng tạo nào khác.

Khuyến khích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của con

Điều này có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, như cho phép con bạn trang trí phòng riêng hoặc chọn quần áo của riêng mình. 

Hãy bỏ đi ý định cho con theo một lớp học làm giàu, con bạn cần không gian để phát triển niềm đam mê sáng tạo của riêng mình một cách không gò bó, không rập khuôn. 

Những đứa trẻ có thể bộc lộ bản thân theo cách sáng tạo thường có lòng tự trọng cao hơn những đứa trẻ phải theo một khuôn phép nào đó, điều này đương nhiên giúp trẻ có nhiều cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn hơn.

Dạy con những kỹ năng xã hội

Mặc dù cha mẹ nào cũng muốn hỗ trợ con trong mọi việc, nhưng tốt hơn hết hãy giúp con tự mình đứng vững. 

Để phát triển tính tự lập cho con, hãy xây dựng cho chúng các kỹ năng xã hội của riêng mình và học cách giải quyết xung đột. 

Những trải nghiệm đầu đời là cách tốt nhất để học một kỹ năng mới, vì thế hãy khuyến khích con trẻ bước ra thế giới và kết thật nhiều bạn.

Dạy con biết giữ lời

Không ai đánh giá cao một người không biết giữ lời và điều đó quan trọng gấp đôi khi bạn là bố mẹ - những người mà con cái thường vô thức noi theo. 

Bố mẹ không biết giữ lời có thể khiến con trẻ mất niềm tin với những người thân nhất, và hạ thấp lòng tự trọng của con bạn về lâu dài. 

Đừng đưa ra những lời hứa khi bạn không chắc chắn có thể thực hiện được hay không. Nếu bạn đã lập ra lời hứa, hãy luôn nhớ đến việc trấn an con rằng bạn không quên điều đó.

Dạy con những thói quen tài chính lành mạnh từ nhỏ

Bạn đã tiết kiệm tiền trong nhiều năm để chu cấp cho con, và một ngày nào đó, chúng sẽ phải tự làm điều này. Bằng cách rèn giũa cho con thói quen sử dụng tiền và kỹ năng lập kế hoạch tài chính, bạn đã trang bị cho chúng kỹ năng cả đời. 

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, ví dụ, giúp con lập kế hoạch nên tiết kiệm số tiền trợ cấp hàng tuần như thế nào. 

Ngoài ra, trẻ cần học được rằng nếu chúng thật sự muốn thứ gì, chúng có thể chờ đợi và tiết kiệm tiền để mua nó – tiền đề cho khả năng kìm nén lòng ham muốn nhất thời, từ đó có thể thấy được khả năng thành công của con sau này khi chúng trưởng thành.

Cho con đầy đủ tự do

Bác sĩ Foo Koong Hean, nhà tâm lý trị liệu tại đại học James Cook University Singapore và là tác giả cuốn sách "Negotiation Parenting: Or How Not to Raise a Brat in Today’s Complex World" lưu ý rằng việc cho con tự do học hỏi và tự mình trải nghiệm mọi thứ sẽ giúp tăng tính tự lập. 

Những đứa trẻ tự lập có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn và giá trị bản thân cũng cao hơn. Vì vậy, nếu con bạn nói rằng chúng có thể quản lý thời gian của mình, hãy cho con cơ hội và để con làm điều đó theo cách của mình.

Tôn trọng con

Daniel Koh, một nhà tâm lý học tại Insights Mind Center, chỉ ra rằng việc không tôn trọng con bạn có thể khiến trẻ cảm thấy thấp kém, như thể quan điểm của nó không quan trọng. Điều này có thể khiến cho đứa trẻ cảm thấy bực bội và thậm chí tạo ra một không khí căng thẳng trong gia đình. Nếu điều này tiếp tục, đứa trẻ có thể gặp các vấn đề về lòng tự trọng hoặc bị trầm cảm.

Dạy con biết điều chỉnh cảm xúc

Một đứa trẻ trong giai đoạn phát triển đặc biệt có nhiều vấn đề do sự tác động của hoóc-môn nổi loạn. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con thảo luận về cảm xúc của chúng bằng cách hỏi về một ngày của con hay bất kỳ xung đột nào có thể xảy ra, sau đó thảo luận về cách giải quyết nó. 

Các chuyên gia đồng ý rằng những đứa trẻ có thể kiểm soát cảm xúc của mình sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân, cũng như giao tiếp xã hội tốt hơn. Chúng cũng làm tốt hơn ở trường nhờ khả năng tập trung cao hơn.

Giàu sang đến mấy mà con hư hỏng thì bạn cũng là người thất bại: Đừng bao giờ mắc phải những sai lầm này để không hối tiếc khi về già!

theo Smart Parents

 

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU