Bí quyết giúp bảo vệ răng khỏe đẹp bền chắc từ 0 đến 100 tuổi: Mỗi người đều nên làm tốt

Răng miệng khỏe mạnh không bị sâu bệnh chính là tiêu chí để có sức khỏe tốt. Đây là cách chăm sóc răng trong suốt các giai đoạn của cuộc đời.

Răng chắc khỏe thì sức khỏe tốt

Ngày 20 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc gia về Răng, và một thông tin đã thu hút sự chú ý của công chúng: Theo một cuộc khảo sát, hơn 90% người lớn ở Trung Quốc bị bệnh nha chu và hơn 60% trẻ em bị sâu răng.

Không những thế, có tới hơn 90% người lớn ở Trung Quốc mắc bệnh nha chu ở các mức độ khác nhau và 66% trẻ em bị sâu răng đã gây ra những hậu quả đáng tiếc trong việc an toàn vệ sinh răng miệng và thẩm mỹ.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, duy trì việc sử dụng kem đánh răng có chứa fluor hiện được công nhận là biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nhất trên thế giới.

Như chúng ta đều biết, khoang miệng là tấm gương phản chiếu của cơ thể, từ thời kỳ bào thai đến khi trưởng thành rồi đến tuổi già, việc chăm sóc răng miệng có thể nói là sự kiện trọng đại trong suốt cuộc đời, dù có vấn đề gì xảy ra ở răng miệng với mức độ nặng nhẹ khác nhau thì đều sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy, làm thế nào để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ răng miệng?

Sau đây là những thông tin quan trọng giúp bạn có kiến thức chăm sóc răng miệng trong chặng đường dài suốt những năm tháng cuộc đời. Hãy ghi nhớ để đảm bảo răng miệng luôn trong trạng thái an toàn, sạch sẽ và khỏe mạnh.

Giai đoạn 6 tháng-2 tuổi:

Khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên nên bắt đầu chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, có thể dùng bàn chải đánh răng đầu ngón tay silicon mềm để chải răng nhẹ nhàng.

Giai đoạn 3-6 tuổi:

Nha sĩ sẽ kiểm tra răng rụng và đề nghị làm sạch, dùng fluor và trám bít hố và khe nứt ở các răng sâu (nếu có).

Giai đoạn 7-12 tuổi:

Có thể chụp phim X-quang toàn diện để kiểm tra những hố răng bên cạnh nếu bị sâu răng, kiểm tra trực quan vết sâu, kiểm tra xem các răng có sắp xếp theo thứ tự đúng hay không, nếu cần có thể thực hiện đánh giá chỉnh nha dựa trên phim chụp răng, có thể làm sạch răng và đánh bóng răng…

Giai đoạn 13-20 tuổi:

Nếu chẳng may có va chạm khiến răng bị gãy, trước tiên đừng để mất hoặc vứt chiếc răng gãy đó đi, hãy nhanh chóng ngâm chiếc răng gãy vào sữa hoặc nước muối sinh lý và đưa đến bác sĩ tại bệnh viện nha khoa càng nhanh càng tốt, có thể phục hồi bằng cách trồng lại. Nói chung, tỷ lệ trồng lại chiếc răng của chính mình thành công trong vòng 2 giờ là khá cao.

Giai đoạn 20 - 30 tuổi:

Nên khám răng miệng toàn diện định kỳ sáu tháng đến một năm/lần, vệ sinh toàn diện răng định kỳ sáu tháng đến một năm, sửa chữa răng xấu và khắc phục các vấn đề phát sinh (nếu có).

Giai đoạn 30 - 40 tuổi:

 

Khám khoang miệng định kỳ hàng năm, nhất định phải vệ sinh định kỳ răng như lấy cao răng hoặc các thủ thuật làm sạch răng tại phòng khám răng, phòng bệnh nha chu, không thức khuya, xử lý kịp thời các bệnh lý răng miệng, sửa chữa răng hỏng hoặc mất kịp thời.

Giai đoạn 40-60 tuổi:

Khi bước vào tuổi trung niên, nướu bị teo dần, đánh răng rất dễ bị chảy máu, mùi hôi miệng thường xuyên, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, nhất định phải lấy cao răng, vệ sinh răng tại phòng khám răng và đến gặp nha sĩ nếu có vấn đề gì đó xảy ra bất thường vùng răng miệng.

Từ 60 tuổi trở lên 100 tuổi:

Đối với người cao tuổi cần tìm phương pháp sửa chữa phù hợp thật kịp thời cho những răng xấu, răng rụng mất. "Tuổi già thì răng rụng" là một quan điểm sai lầm, chỉ có sửa chữa răng mất kịp thời sẽ không làm cho những răng tốt còn lại bị gãy rụng theo.

Có nhiều người rụng răng từ sớm, nhưng cũng có nhiều người rất già rồi vẫn còn bộ răng chắc khỏe. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của bạn.

*Theo Health/People

 

Theo soha.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU