Trẻ thiếu tình yêu thương, sự quan tâm từ cha mẹ thường có xu hướng sống khép kín. (Ảnh minh họa)
3. Chống đối, thiếu tin tưởng vào mọi người
Những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm từ nhỏ thường có suy nghĩ chín chắn hơn so với các bạn cùng trang lứa. Lâu dần, trẻ hình thành tâm lý và suy nghĩ: "Tôi không cần ai cả, dù chỉ có một mình, tôi vẫn sống tốt". Bề ngoài, trẻ tỏ ra là người độc lập nhưng thực chất bên trong lại cảm thấy bất an.
Do từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm của cha mẹ nên khi lớn lên, trẻ sẽ không mấy tin tưởng vào người khác, không tin rằng người khác sẽ đối xử tốt với mình. Và trẻ luôn cảm thấy lòng tốt và thiện chí của người khác là động cơ thầm kín và có chủ đích. Đặc biệt là về tình cảm và giao tiếp cá nhân, những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm thường ít chủ động tiếp xúc và quan tâm đến người khác. Tất nhiên không phải do trẻ nhẫn tâm mà vì nội tâm bất an.
Kết quả là trẻ sẽ áp dụng phương pháp né tránh và cô lập bản thân. Luôn giữ khoảng cách với người khác một cách vô thức, không mở lòng để tránh làm tổn thương mình.