Ổ sán lợn được phát hiện ban đầu tại Thôn Bù Gia Phúc, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, sau đó tiếp tục lây lan sang các xã lân cận như Đak Ơ. PGS.TS Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng TPHCM cho biết, ổ sán lơn tại Bình Phước được phát hiện do người dân nghi ngờ và báo cáo. Nhận được thông tin nghi ngờ nhiều người có triệu chứng mắc bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM đã trực tiếp cử đoàn công tác xuống tận địa bàn để điều tra. Đoàn bác sĩ đã thu thập mẫu thịt lợn nghi nhiễm sán để về xét nghiệm. Kết quả cho thấy các mẫu thịt lợn đều bị nhiễm ấu trùng sán dây với mật độ cao từ 50 – 70 ấu trùng/kg thịt. Với kết quả cao bất thường, Viện đã phối hợp với các đơn vị Y tế tại địa phương tiến hành xét nghiệm trên người. Kết quả cho thấy có tới 108/904 mẫu máu nhiễm ấu trùng sán lợn, chiếm tỷ lệ 11,95%.
Theo PGS.TS Lê Thành Đồng, đây là tỷ lệ nhiễm sán cao có khả năng hình thành và lây lan trong địa phương do tập quán ăn uống sinh hoạt của người dân. Sán lợn rất phổ biến tại các Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, miền tây Thái Lan và Malaysia – những nơi mà người dân có thói quen ăn nội tạng heo bệnh chưa được nấu chín.
Rượu huyết được xem là một trong những món ăn dễ gây nhiễm sán dây nhất |
Tại Việt Nam, việc ăn nội tạng heo và tiết canh heo, nem chao lợn, rượu huyết heo khá phổ biến. Đây được xem là những món ăn “tử thần” vì dễ mắc bệnh sán dây nhất. Nếu may mắn không ăn trúng lợn bệnh, thì người tiêu thụ những món ăn trên cũng có nguy cơ mắc liên cầu khuẩn và hàng loạt các bệnh lý ký sinh trùng nguy hiểm khác.
Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện rõ rệt. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, rối loan tiêu hóa, suy nhược thần kinh, đốt sán theo theo phân hoặc tự bò ra ngài hậu môn. Bệnh ấu trùng sán lợn sẽ phụ thuộc vào vị trí mà ấu trùng ký sinh, sẽ có những triệu chuwsngs khác nhau như: động kinh, nói ngọng, liệt, đau đầu dữ dội nếu ấu trùng ký sinh tại não, hoặc thậm chí có thể mù mắt nếu ấu trùng ký sinh tại mắt.
Chị Hoa (Quận Tân Phú, HCM) cho biết, lúc trước chồng chị rất thích ăn tiết canh lợn và rượu huyết lợn, nhưng từ khi ổ sán dây ở Bình Phước bị phát hiện, chị đã quán triệt gia đình tuyệt đối không được ăn các sản phẩm từ lợn mà chưa qua nấu chín kỹ càng. Bệnh sán lợn tuy dễ lây lan nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng những cách rất đơn giản. Việc căn bản nhất chính là vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường ở xung quanh thật tốt. Bạn cũng nên nói không với các sản phẩn từ heo chưa qua nấu chín như tiết canh, rượu huyết lợn, rau sống, lòng lợn chưa nấu chín kỹ,… và chỉ uống nước đã qua đun sôi. Đặc biệt, những gia đình trong vùng dịch cần chú trọng việc quản lý phân, rác thải sinh hoạt vệ sinh để tránh lây sán lợn qua đường phân, nguồn nước.
Theo sohuutritue.net.vn