Đó là số liệu mà PGS. TS Phạm Duy Nghĩa ( Đại học Fulbright Việt Nam) đã công bố trong bản tham luận gửi đến hội thảo Chính phủ và Chính quyền địa phương do Bộ Nội vụ tổ chức trong tuần qua. Đến nay vẫn chưa có đơn vị, cá nhân nào xác nhận về tính chính xác của những con số đang gây sửng sốt trong xã hội này.
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Fulbright Việt Nam |
Hiện nay, quản lý biên chế có Ban tổ chức TW, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Bộ nội vụ. Cả 3 cơ quan đều quyết về biên chế trong mảng của mình, đến khi khớp lại các con số lại không khớp nhau. Vì thế, chục năm nay chưa hề có số liệu thống nhất về đội ngũ cán bộ công chức viên chức. Đấy là chưa kể tới việc, Việt Nam không tính người trong lực lượng vũ trang vào số liệu CBCCVC.
Thực tế thì tại các nước trên thế giới, họ áp dụng công thức trên các lĩnh vực như bao nhiêu người dân cần 1 bác sỹ, 1 giáo viên. Ở Việt Nam cũng áp dụng công thức này nhưng chưa hiệu quả. Đội ngũ ở Việt Nam quá đông so với yêu cầu. Vì thế cần phải tinh giản để bộ máy được gọn nhẹ, sẽ không có tình trạng hối lộ, tham nhũng trong đội ngũ CBCCVC.
images1843274_anh_1._so_binh_duong_giai_quyet_ho_so.jpg |
CBCCVC được trả lương bằng ngân sách để làm các công việc như ra thể chế , chính sách, pháp luật; thực thi pháp luật; khám - chữa bệnh cho người dân; dạy dỗ học sinh học hành.
Theo http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/co-that-9-nguoi-dan-nu