Khi chuẩn bị sinh, nhiều bố mẹ thường có thói quen đọc hết tất cả những gì tìm được về những chú ý khi sinh hay cách nuôi dạy trẻ trong vài năm đầu đời. Những cuốn sách này thường chỉ cho bố mẹ cách cho bé ăn, đưa bé tới bác sĩ, làm sao để tránh hóc thức ăn, nhưng lại không hề chia sẻ về một việc rất đơn giản là bố mẹ nên khen con như thế nào cho đúng.Theo tiến sĩ Carol Dweck, một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực khám phá động lực nội tại, là một trong những người đầu tiên đề xuất cách thức xây dựng tư duy phát triển (growth mindset) nhằm thay thế tư duy tĩnh (fixed mindset).
Ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức về ngôn ngữ, chúng sẽ bắt đầu có khả năng định hướng tư duy.
Một vài đoạn hội thoại sau là ví dụ điển hình của mô hình này:
1. Tư duy tĩnh: “Con đọc hiểu một câu trong quyển sách này rồi sao – con thật thông minh quá!”
2. Tư duy tĩnh: “Con xếp xong bộ xếp hình nhanh thế à – con thông minh thật quá!”
Nhờ thế, sự tự tin của trẻ khi tiếp xúc với một điều gì đó mới lạ sẽ không bị bó buộc vào suy nghĩ: “Làm thế nào để hoàn thành tốt ngay lập tức?” hay “Mình vốn thông minh sẵn như thế nào?” mà trẻ sẽ ngầm biết rằng có rất nhiều cách thức để chứng tỏ bản thân mình.
Qua nghiên cứu với một nhóm học sinh lớp 7, giáo sư Dweck đã chứng minh rằng tư duy phát triển có thể tạo nên thay đổi vô cùng to lớn.
Theo lời giải thích của giáo sư Dweck cho rằng:
“Chúng tôi đã đánh giá tư duy của những trẻ này và phân loại chúng thành 2 loại: tư duy tĩnh và tư duy có tiềm năng phát triển. Chúng vào lớp 7 với cùng một điểm số nhưng đến cuối kì 1, điểm của chúng bắt đầu thể hiện sự khác biệt rõ rệt. Điều duy nhất tạo nên sự khác biệt này chính là cách tư duy của chúng".
Những trẻ trong 2 nhóm này có những mục tiêu hoàn toàn khác biệt. Mục tiêu hàng đầu của những trẻ với tư duy tĩnh đó là “tỏ ra thông minh bất cứ lúc nào và bằng bất cứ giá nào”. Vì thế, cuộc sống của chúng chỉ xoay quanh việc trốn tránh những nhiệm vụ có thể khiến chúng thể hiện ra sự yếu kém.
Nhưng với nhóm trẻ có tư duy phát triển, chúng tin rằng trí thông minh của mình có thể phát triển, tiêu chí hàng đầu của nhóm này đó là “HỌC bất cứ lúc nào và bằng bất cứ giá nào".
Theo giáo sư Sal Khan tại Học viện Khan thì “không bao giờ là quá sớm và không bao giờ là quá muộn”. Ông sẵn sàng cung cấp mọi thứ để giúp trẻ có thể học, nhưng ông nhận ra rằng trẻ chỉ sử dụng nguồn học nếu chúng thích thú và sẵn sàng để “tin rằng chúng ta có thể học”.
Có vài cách để mẹ có thể giúp con nuôi dưỡng tư duy phát triển như sau:
- Ngay từ khi trẻ bắt đầu hiểu ngôn ngữ, mẹ đã có thể phát triển tư duy phát triển cho con. Về cơ bản, tự bản thân trong mỗi đứa trẻ đã có tư duy này từ khi còn nhỏ một cách tự nhiên.
- Tuy nhiên, tư duy phát triển cũng có thể luyện tập và hình thành vào những năm sau này: Sẽ khó khăn nhưng bố mẹ có thể làm được. Ai cũng có tư duy phát triển về vấn đề này nhưng lại có tư duy tĩnh về vấn đề khác.
Theo Tri Thức Trẻ