Bố mẹ nên nhớ: Đến 80% các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản là do virus và không cần dùng kháng sinh

Thời tiết chuyển lạnh là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Thời gian này, trẻ em rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp, trong đó viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

 

Câu hỏi 2: Sao bé khỏi bệnh mà vẫn ho kéo dài hoặc thở khò khè?

Nếu bé đã được kết luận là đã kiểm soát được virus, có nghĩa là bé đã hồi phục, các triệu chứng sẽ kéo dài một khoảng thời gian có thể lên 4-5 tuần, nếu cha mẹ làm tốt các hướng dẫn ngăn ngừa ở trên để hạn chế bé bị tái nhiễm lại thì bé sẽ hết hẳn sau đó.

Câu hỏi 3: Bé hay bị viêm tiểu phế quản, cảm cúm, uống thuốc tăng cường miễn dịch có giúp bé ngăn ngừa bệnh tái phát không?

Câu trả lời là không hiệu quả. Để tăng cường hệ miễn dịch, bé cần phải có đủ các yếu tố dinh dưỡng tham gia làm nguyên liệu cho các tế bào miễn dịch. Giống như bạn xây 1 ngôi nhà, bạn cần có gạch, xi măng, cát, đá sỏi. Có rất nhiều cha mẹ bổ sung cho con 1 số thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho bé, nếu đọc kĩ thành phần: chỉ có hàm lượng vitamin C cao hoặc có bổ sung 1 số chất chống oxy hóa từ thảo dược (như elderberry). Do đó, bổ sung đơn lẻ với tính chất từng thành phần như vậy, không có tác dụng tăng cường miễn dịch, thậm chí nếu liều vitamin C quá cao có thể gây tiêu chảy ở bé.

Hơn nữa, bệnh viêm tiểu phế quản và cảm cúm thường tác nhân là virus, do đó, dù hàm lượng vitamin C cao hoặc một số thuốc nhấn mạnh có chất chống oxi hóa, hoặc kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe là hoàn toàn không đúng và không có công dụng lên ngăn ngừa virus. Việc ngăn ngừa tốt nhất virus hoặc vi khuẩn là làm tốt các biện pháp ngăn ngừa đã đề cập trên.

Các thuốc dùng trong điều trị viêm tiểu phế quản là gì?

Chủ yếu là thuốc giảm các triệu chứng khó chịu của bé như thở khò khè, ho, hoặc thuốc tăng oxy trong hỗ trợ sự hô hấp của bé. Ví dụ:

- Thuốc Beta-adrenergic thường giúp hỗ trợ các bé có triệu chứng thở khò khè. Thuốc có thể đưa vào nhiều đường: đường uống hoặc khí dung

- Thuốc Épinéphrine hoặc beta-agonist có thể dùng dưới dạng khí dung. Trong đó Épinéphrine có phần hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều trị dưới dạng khí dung là tùy thuộc vào mức đáp ứng của bé. Nếu triệu chứng bé giảm như giảm khò khè, giảm gắng sức hô hấp thì có thể tiếp tục điều trị ít nhất 48 giờ đầu của bệnh, nhưng nếu đáp ứng không tốt, không có giảm triệu chứng thì nên ngưng dùng.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực".

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/bo-me-nen-nho-den-80-cac-truong-hop-tre-bi-viem-tieu-phe-quan-la-do-virus-va-khong-can-dung-khang-sinh-162200210143224273.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU