Vo gạo trực tiếp trong nồi
Vo gạo trong nồi là thói quen nhiều người mắc phải |
Vo gạo trực tiếp trong nồi có tính tiện dụng cao và nhiều người tin rằng điều này hoàn toàn vô hại với nồi cơm điện. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, với những lòng nồi cơm chống dính hay không chống dính thì nhà sản xuất đều có lớp phủ bảo vệ lòng nồi để gạo được nấu an toàn, không bị nhiễm chất từ chất liệu nồi.
Không lau khô lòng nồi trước khi cắm
Nhiều người có thói quen sau khi vo gạo xong cho luôn lòng nồi vào để cắm mà không lau khô lòng nồi. Điều này rất có hại khi lõi nồi bên ngoài dính nước sẽ làm ướt mâm nhập tăng nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện làm mất an toàn cho người sử dụng. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến nồi cơm bị hư hỏng nhanh chóng.
Nhấn nút "Cook" nhiều lần
Bỏ ngay thói quen bấm nút "Cook" nhiều lần |
Nhiều gia đình có thói quen hâm cơm, tạo cơm cháy thường bấm nút "cook" nhiều lần mỗi khi sử dụng nhằm đạt mức nhiệt như ý muốn. Điều này dễ khiến rơ le nhiệt nồi cơm bị nhảy nút quá sớm làm cơm sống hoặc quá trễ làm cơm khê. Vì vậy, hãy bỏ thói quen ấn nút "cook" nhiều lần mỗi khi sử dụng nồi cơm điện.
Vệ sinh khi lòng nồi còn nóng
Hãy ngâm lòng nồi cơm với nước nóng và nước rử chén khi vệ sinh chúng |
Đôi khi nhiều người vô ý ngâm lòng nồi cơm điện vào nước khi nó còn đang nóng ngay khi vừa dùng hết cơm. Điều này gây tổn hại lớn với nhũng nồi có lớp chống dính vì gây ra hiện tượng sốc nhiệt, dễ làm bong tróc lớp chống dính. Lưu ý, nên để nồi nguội hẳn sau đó mới đi vệ sinh, nếu lo lắng các vết bẩn trên nồi khó làm sạch, bạn có thể ngâm nồi với nước ấm và nước rửa chén rồi vệ sinh.
Cắm điện chung với các thiết bị có công suất cao
Nhiều gia đình có thói quen cắm chung ổ điện nồi cơm điện với các thiết bị có công suất hoạt động cao như lò vi sóng, tủ lạnh, máy hút mùi, lò nướng,... dễ dẫn đến tình trạng quá tải gây chập cháy điện. Bạn nên sử dụng ổ cắm nồi cơm riêng với các thiết bị có công suất cao để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Theo sohuutritue.net.vn